Lời khuyên cho sinh viên phần mềm
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là sinh viên năm thứ hai trong chương trình Kĩ nghệ phần mềm. Chương trình này có nhiều tài liệu hơn so với các chương trình khác và em cảm thấy kiệt sức. Em cũng lo lắng nhiều về bài tập ở nhà và tài liệu đọc thêm. Em cảm thấy không chắc về quyết định của em vì chương trình này yêu cầu nhiều thời gian học thế. Em có cảm giác này năm ngoái nhưng hi vọng rằng nó sẽ qua trong năm thứ hai nhưng hôm nay em vẫn có cùng cảm giác của việc bị tràn ngập. Em không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Bạn không một mình vì phần lớn sinh viên phần mềm cũng có cùng cảm giác về việc bị tràn ngập khi họ học một lĩnh vực thay đổi nhanh như Kĩ nghệ phần mềm hay Quản lí hệ thông tin. Vì nhiều công nghệ đang được tạo ra, nhiều điều họ phải biết bây giờ và sinh viên thường bị tràn ngập. Vài năm trước, việc biết cách viết mã và tiến hành kiểm thử phần mềm đã là đủ để có được việc làm nhưng ngày nay những kĩ năng này là KHÔNG đủ vì công nghiệp phần mềm yêu cầu nhiều hơn. Với các nền di động, tính toán mây, dữ liệu lớn và máy tính nhanh hơn, nhiều điều hơn sẽ được thêm vào và nhiều kĩ năng sẽ được cần tới.
May mắn, sinh viên đại học ngày nay không giống hệt sinh viên mười năm trước đây. Nhiều người đã quen thuộc với điện thoại thông minh, laptops, máy tính bảng và Internet. Do đó họ được chuẩn bị tốt hơn các thế hệ trước trong việc thu nhận tri thức. Để thành công điều quan trọng đối với sinh viên phần mềm là thay đổi thói quen học tập của họ và chuẩn bị cho bản thân họ để tích hợp các công nghệ mới này; bằng không họ có thể bỏ lỡ cơ hội tốt.
Sinh viên phần mềm phải hiểu toàn thể vòng đời phát triển phần mềm thật chi tiết, từ quan niệm sớm tới bảo trì hệ thống. Họ phải có tri thức về nhiều phương pháp và công cụ phần mềm. Họ phải có cả kĩ năng quản lí và kĩ năng mềm và họ phải học tất cả những điều này khi họ còn trong trường. Hơn thế nữa, sinh viên hội tụ vào nghề nghiệp phải KHÔNG phụ thuộc vào trường để cung cấp cho họ tri thức cần thiết vì phần lớn các đại học đều KHÔNG có khả năng bắt kịp với nhu cầu của công nghiệp. Sinh viên hội tụ vào nghề nghiệp phải lấp vào tri thức của họ bằng việc đọc thêm và học theo cách riêng của họ. Điều quan trọng với họ là học đào tạo thêm từ các môn trực tuyến để mở rộng tri thức của họ và theo đuổi việc làm mùa hè trong công nghiệp để thu được kinh nghiệm. Đó là nhiều việc yêu cầu với sinh viên đại học và đó là lí do tại sao nhiều người cảm thấy bị tràn ngập.
Để thành công trong thế giới thay đổi nhanh này, họ phải thay đổi thói quen học tập. Học chăm chỉ KHÔNG đủ nhưng họ phải học tinh khôn. Họ phải được chuẩn bị bằng việc đọc tài liệu trước khi lên lớp để cho họ có thể dùng thời gian trên lớp cho thảo luận và học thêm. Họ phải học cách tổ chức và quản lí thời gian của họ một cách hiệu quả. Họ phải học cách áp dụng khái niệm để giải quyết vấn đề thay vì chỉ ghi nhớ vài công thức hay phương trình. Họ phải tích cực trong việc học bằng cách đọc nhiều về xu hướng kĩ thuật. Những điều này không dễ vì phần lớn sinh viên không quen với kiểu học này nhưng họ phải vượt qua những thách thức này để thành công. Chỉ bằng cách như vậy họ mới có thể xây dựng nền tảng nghề nghiệp vững chắc và sẵn sàng mở cánh cửa cơ hội.
Là một sinh viên kĩ nghệ phần mềm, bạn đã chọn lĩnh vực học tập tốt nhất, một trong những lĩnh vực có nhu cầu cao nhất, lương cao nhất, và tiềm năng phát triển cao nhất. Bạn đã ra quyết định đúng nhưng bạn phải vượt qua cảm giác không thoải mái hay bị tràn ngập để thích ứng với cảm giác mới về học cả đời. Vài năm nữa kể từ giờ, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ thấy khác biệt trong điều bạn có thể làm. Bạn có tương lai sáng lạn cho nên bạn phải học kiên nhẫn trong nỗ lực của bạn theo đuổi mục đích giáo dục của bạn. Đừng để bất kì ai thuyết phục bạn thay đổi tiến trình của bạn. Chỉ trong vài năm, bạn sẽ thấy khác biệt và trong tương lai bạn sẽ nhìn lại và hạnh phúc với chọn lựa của bạn.
Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình tại sao các sinh viên có bằng cử nhân trong các lĩnh vực khác chỉ làm được một nửa số lương của sinh viên có bằng cử nhân trong khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thông tin không? Theo một báo cáo công nghiệp, lương trung bình một người tốt nghiệp phần mềm có bằng cử nhân là $85,000 tới $95,000 một năm (dữ liệu năm 2011) trong khi các sinh viên khác trong kinh doanh, kế toán hay kiến trúc chỉ làm được $55,000 tới $65,000 một năm (dữ liệu năm 2011). Bạn có bao giờ hỏi tại sao nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? Nhiều sinh viên đại học thường chọn lĩnh vực dễ dàng, cái gì đó mà họ không phải học tập rất chăm chỉ để cho họ có thể tận hưởng thời gian ở đại học của họ nhưng họ không biết rằng họ phải tranh giành tìm việc sau khi tốt nghiệp. Bạn đã bao giờ hỏi tại sao có thiếu hụt công nhân có kĩ năng tính toán trên thế giới không? Bởi vì nhiều sinh viên từ bỏ khi họ không thể vượt qua được thách thức. Bạn có bao giờ hỏi tại sao dành cùng khối lượng thời gian ở đại học nhưng một số người sẽ làm ra được nhiều tiền hơn và nhận được nhiều đề nghị việc làm trong khi những người khác gặp thời khó khăn khi tìm việc làm?
Năm ngoái, một người tốt nghiệp đã giải thích điều này trong câu nói đơn giản: “Hoặc bạn làm việc chăm chỉ trong bốn năm rồi tận hưởng phần còn lại của đời bạn hoặc bạn tận hưởng bốn năm rồi làm việc vất vả để tìm việc làm cho phần còn lại của đời bạn. Đó là chọn lựa của bạn.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com