Lời khuyên cho sinh viên cao học

Tôi muốn chúc mừng nhiều người trong các bạn sắp tốt nghiệp năm nay. Với việc tốt nghiệp, nhiều bạn có lẽ cảm thấy xáo trộn nhiều xúc động. Các bạn đã sôi nổi hoàn thành lần cuối bằng cấp của mình và sẵn sàng đi làm nhưng một số trong các bạn cũng có thể cảm thấy buồn bởi vì các bạn sắp rời xa nhiều bạn bè, thầy giáo, đại học yêu dấu của các bạn, và cuộc đời sinh viên.

Tôi chắc rằng một số trong các bạn đang đối diện với câu hỏi liệu vào trường cao học hay đi làm và đây là chọn lựa khó khăn. Có những điều thuận lợi và không thuận lợi cho từng quyết định các bạn sẽ phải làm. Đi học cao học sẽ cho phép bạn mở rộng hơn tri thức của mình trong lĩnh vực bạn quan tâm và hoãn việc tìm việc làm của bạn trong vài năm. Đi làm sẽ cho phép bạn học nhiều hơn về nghề nghiệp của mình, cải tiến kinh nghiệm của bạn, và tất nhiên, kiếm tiền. Một số trong các bạn có thể quyết định rằng bạn muốn đi làm vài năm rồi trở về trường sau nhưng nếu bạn đi làm, liệu bạn có trở lại trường không? Điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu làm tiền, có nhiều thứ để làm, và tận hưởng cuộc sống làm việc? Ai biết được liệu bạn gặp "ai đó đặc biệt" trong cuộc đời mình rồi bỗng nhiên quay lại trường có thể không còn là chọn lựa tốt nữa thì sao? Làm việc có thể đem tới nhiều điều thú vị, khi bạn làm tiền và trở nên độc lập với gia đình mình, khó quay trở về trường.

Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục theo học cao học, bạn có ưu thế chắc chắn nhưng bạn có thực sự biết liệu lĩnh vực học tập của bạn là chọn lựa đúng hay không? Nhiều sinh viên nghĩ rằng họ biết phải làm gì cho một nghề nghiệp trước khi họ thậm chí làm việc trong lĩnh vực đó hay hiểu thị trường việc làm. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chọn một lĩnh vực nghiên cứu mà không có triển vọng việc làm? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thấy rằng bạn không thích lĩnh vực nghiên cứu của mình sau khi đã có bằng thạc sĩ? Bạn sẽ làm gì trong khu vực bạn không còn quan tâm nữa? Cuộc sống đại học được giả thiết là thời gian để biết họ là ai, họ muốn gì trong cuộc sống, và mối quan tâm của họ là gì nhưng KHÔNG phải mọi sinh viên sẽ tốt nghiệp với mục đích nghề nghiệp tại chỗ. Thực tế, nhiều người không biết họ phải làm gì và nghề nghiệp đúng dành cho họ là gì. Nhiều sinh viên chấm dứt với việc làm việc trong các khu vực chẳng liên quan gì tới bằng cấp của họ.

Tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên dành một số thời gian ở chỗ làm việc để có ý tưởng rõ hơn về lĩnh vực nghiên cứu của họ là gì. Thực tế, họ nên dành ít nhất một mùa hè làm việc tại chỗ có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của họ để cho họ biết cái gì đó về nó cũng như về chọn lựa nghề nghiệp của họ. Họ nên nói với những người làm việc ở đó để thu được cảnh quan nào đó và có thể đôi lời khuyên nữa. Họ nên lấy thời gian để nghiên cứu thông tin về lĩnh vực nghiên cứu của họ và học thêm về chúng nhiều nhất có thể được. Họ nên giữ thật nhiều con đường nghề nghiệp để mở vì mọi sự có thể thay đổi nữa. Ngày nay nhiều việc làm bị chi phối bởi điều đang xảy ra trong thế giới khi toàn cầu hoá đã tác động tới nhiều nước. Điều quan trọng là sinh viên có cảnh quan rộng về lĩnh vực nghiên cứu của mình, nghề nghiệp của họ và thị trường việc làm.

Sinh viên nên hiểu rằng vào đại học là đầu tư chính của họ và gia đình họ. Sinh viên nên hiểu rằng trường cao học là một đầu tư chính khác mà họ phải xem xét nghiêm chỉnh. Tôi biết một số sinh viên chọn trường cao học để tránh đi làm, điều này KHÔNG phải là chọn lựa tốt bởi vì chẳng chóng thì chầy bạn sẽ phải đối diện với thực tại. Bạn không thể né tránh làm việc và phụ thuộc vào ai đó hỗ trợ cho bạn. Trên cơ sở nhiều năm cố vấn cho sinh viên, tôi thấy rằng nhiều sinh viên vào trường cao học trực tiếp từ trường đại học dựa trên một ý tưởng nào đó nhưng họ ra quyết định đó với ít thông tin hay không có thông tin chút nào. Phần lớn các sinh viên đều không biết rằng trường cao học đặt họ vào con đường tới nghề chuyên môn rất ĐẶC BIỆT. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong khu vực đó, hay không có đủ thông tin về khu vực đó thì làm sao bạn biết đó là nghề đúng dành cho bạn? Chẳng hạn, trong trường đại học bạn chọn môn kĩ nghệ phần mềm và bạn được yêu cầu biết về lập trình, vòng đời phần mềm, phương pháp và công cụ phần mềm, và các hoạt động khác liên quan tới phát triển phần mềm. Về căn bản khi tốt nghiệp, bạn sẽ là “nhà tổng quan phần mềm” có thể khớp vào bất kì môi trường nào. Tuy nhiên, khi bạn vào trường cao học về kĩ nghệ phần mềm, bạn phải chọn khu vực đặc biệt bên trong kĩ nghệ phần mềm như khu vực nhúng, khu vực web, khu vực quản lí, khu vực an ninh, khu vực kiến trúc, khu vực trí tuệ nhân tạo, khu vực khai phá dữ liệu v.v. Sau rốt, bạn sẽ là “chuyên viên phần mềm” nhắm vào một việc cụ thể, khu vực cụ thể. Chương trình cao học là đắt và yêu cầu nhiều nỗ lực. Điều tệ nhất có thể xảy ra là đầu tư thời gian và tiền bạc vào cái gì đó rồi KHÔNG theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực bạn được đào tạo.

Là sinh viên cao học, bạn phải hiểu rằng điều quan trọng là chắc chắn về điều bạn muốn nghiên cứu và nghề nào bạn muốn theo đuổi khi quyết định vào trường cao học. Sau đây là một số lời khuyên tôi hi vọng một số trong các bạn sẽ xem xét nghiêm chỉnh trước khi ra bất kì quyết định nào:

1) Biết bạn quan tâm tới cái gì. Nếu bạn thích nghiên cứu và muốn học thêm thì bạn nên vào trường cao học.

2) Nếu bạn KHÔNG chắc và muốn biết cái gì đó về chọn lựa nghề của mình thì bạn nên bắt đầu làm việc trước rồi xem xét chương trình cao học sau vài năm.

3) Bạn có thực sự thích lĩnh vực nghiên cứu của mình ngày nay không? Nếu bạn KHÔNG quan tâm thì đi học cao học trong lĩnh vực đó là ý tưởng tồi.

4) Nếu bạn KHÔNG thích học tập mà bằng cách nào đó xoay xở tốt nghiệp thì ĐỪNG vào trường cao học.

5) Nếu bạn nghĩ bằng cấp cao học sẽ giúp bạn làm được nhiều tiền hơn và thăng tiến trong nghề nghiệp của mình thì sự kiện là: Bạn KHÔNG cần bằng cao học để thăng tiến nghề nghiệp. Bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng việc KHÔNG dành tiền vào trường cao học. Bạn phải nghiên cứu vấn đề đó một cách cẩn thận trước khi ra quyết định.

6) Nếu bạn thích học, yêu thích dạy học và muốn phát triển thế hệ tiếp các "công nhân tri thức" thì đi theo điều đó, đi bằng mọi cách xa nhất có thể được (lấy bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ và làm sau tiến sĩ) khi bạn thích thú nó.

Chúc mừng việc học cao học của các bạn và chúc may mắn với nghề nghiệp của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem