Lời khuyên cho sinh viên công nghệ

Một người làm phần mềm viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Khoa học máy tính năm ngoái và có được việc làm tốt cho một công ty ở Singapore, không xa nước em. Em theo blog của thầy và đọc nhiều lời khuyên của thầy nhưng thầy có lời khuyên cho ai đó đang làm việc ở nước khác không? Em muốn thành công trong nghề nghiệp.”

Đáp: Chúc mừng bạn có việc làm tốt ở một nước khác. Mặc dầu kĩ năng công nghệ có thể mở ra cánh cửa cơ hội cho bạn, để tiến lên mức mới trong nghề nghiệp của bạn, bạn cần nhiều hơn chỉ kĩ năng kĩ thuật. Bạn phải có kĩ năng mềm và "bí quyết" để chèo lái trong môi trường làm việc cạnh tranh, đặc biệt ở nước khác.

Khi bạn đi làm, bất kể kiểu công ty nào, bao giờ cũng có nhiều người với cùng kĩ năng kĩ thuật như bạn, cho nên bạn cần có chiến lược để tiến lên trong nghề của bạn. Làm việc chăm chỉ mọi ngày sẽ KHÔNG làm cho bạn được chú ý. Để được thăng tiến sang mức mới, bạn cầm làm "công việc nổi bật” điều sẽ làm cho bạn được ông chủ và những người khác để ý tới. Trở thành chuyên gia kĩ thuật trong cái gì đó có thể làm cho bạn được kính trọng nào đó nhưng sẽ KHÔNG làm cho bạn được chú ý. Để được thăng cấp sang mức tiếp, bạn cần giải quyết các vấn đề. Bạn phải tìm các khu vực trong công ty của bạn nơi có vấn đề và đưa tri thức chuyên gia của bạn vào đó để giải quyết vấn đề thì bạn sẽ được chú ý.

Bạn phải đánh giá tình huống và tìm vấn đề mà bạn có thể giải quyết được. Vì nhiều người có cùng kĩ năng kĩ thuật, bạn sẽ cần các kĩ năng khác để tạo ra ưu thế. Là người nước ngoài, bạn có thể không có khả năng cạnh tranh với người nói tiếng Anh trong kĩ năng trao đổi, kĩ năng trình bày, và kĩ năng viết, cho nên bạn cần hội tụ vào các kĩ năng kĩ thuật khác, điều không được dạy trong đại học. Khi bạn có các kĩ năng và tri thức mà người khác không có, bạn có thể làm khác biệt bản thân bạn và nhận được sự chú ý của cấp quản lí. Bằng việc dùng những kĩ năng duy nhất này để giải quyết vấn đề khi người khác không thể làm được, bạn có thể làm tăng danh tiếng và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Vài tháng đầu hay thậm chí cả năm ở công ty phần lớn dành cho việc học. Bạn học cách làm việc của bạn, nhưng bạn cũng cần học cách công ty làm kinh doanh và văn hoá công ty. Một khi bạn biết những yếu tố này, bạn có thể phát triển chiến lược nghề nghiệp để giúp bạn thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Chẳng hạn, khi vấn đề xuất hiện, bạn có thể bước lên để tình nguyện nhận phân công và dùng kĩ năng của bạn để giúp các nhân viên khác. Chia sẻ tri thức của bạn với người khác hay đào tạo họ trong những kĩ năng mà họ không có. Bằng việc làm điều đó, bạn chứng tỏ khả năng lãnh đạo của bạn cho cấp quản lí và nhận được kính trọng từ những người bạn giúp. Qua thời gian, những điều này sẽ làm tăng sự chú của cấp quản lí với bạn.

Công việc phần mềm bao giờ cũng là làm việc tổ, vì bạn không làm việc một mình. Bạn cầng làm việc tổ cùng nhau để đạt tới các mục đích. Bạn cần giúp người khác và xây dựng tổ quanh bạn để giải quyết vấn đề. Cải tiến kĩ năng mềm của bạn, đặc biệt là kĩ năng trình bày để cho bạn có thể trở thành diễn giả ở các cuộc họp cục bộ rồi tới các cuộc hội nghị kĩ thuật nhân các cơ hội để thu được sự biết tới của mọi người trong ngành công nghiệp của bạn.

Nhớ rằng có được việc làm không phải là khó nhưng giữ được nó và làm phát triển nó là mục đích cho nhà chuyên nghiệp và tôi hi vọng bạn nhớ lời khuyên của tôi: KIẾM, GIỮ, và TĂNG TRƯỞNG. Kiếm việc làm là bước đầu tiên, giữ việc làm là quan trọng hơn, và tăng trưởng và thăng tiến nghề nghiệp của bạn là mục đích tối thượng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem