Lời khuyên cho sinh viên đại học/2
Khi sinh viên ghi danh vào đại học, nhiều người vẫn không chắc về học cái gì. Một số người hỏi tôi lời khuyên và tôi thường cho họ cùng câu trả lời rằng họ nên chọn khu vực công nghệ thông tin (CNTT) như khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, hay quản lí hệ thông tin. Sau đây là các lí do của tôi:
Chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin” nơi nhiều thứ dựa trên công nghệ thông tin. Từ tivi chúng ta xem tới điện thoại chúng ta dùng; từ công việc doanh nghiệp tới cách chính phủ vận hành, mọi thứ đều áp dụng công nghệ thông tin. Bằng việc tận dụng ưu thế của xu hướng này và phát triển các kĩ năng cần thiết, sinh viên có thể thăng tiến nghề nghiệp của họ và là một phần của tiến bộ toàn cầu. Dù họ muốn là nhà khoa học hay phát triển phần mềm mới nhất; dù họ muốn mở doanh nghiệp riêng của họ hay làm việc cho công ti toàn cầu; dù họ muốn làm việc cho chính phủ hay xây dựng trò chơi máy tính, tất cả họ đều cần có kĩ năng CNTT.
Một số sinh viên tin rằng với bằng cấp CNTT họ có thể chỉ làm việc trong công nghiệp CNTT. Điều đó là KHÔNG đúng. Với bằng cấp CNTT, họ có thể làm việc gần như cho bất kì ngành công nghiệp nào. CNTT là lĩnh vực rất rộng với miền rộng các ứng dụng và cơ hội việc làm. CNTT dẫn lái phát kiến trong khoa học, kinh doanh, chế tạo, nông nghiệp, giải trí và giáo dục. Ngày nay việc làm CNTT là trong số những việc làm được trả lương cao nhất và có thoả mãn việc làm tốt nhất trong các công nhân. Với thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT trên khắp thế giới, cơ hội kiếm việc là tuyệt hảo. CNTT là lĩnh vực có tương lai rất sáng sủa. Ngày nay nhiều vị trí điều hành yêu cầu tri thức về CNTT cho nên thăng tiến nghề nghiệp của những người có bằng cấp CNTT là tốt hơn những người khác. Khi công nghệ tiếp tục tạo ra nhiều canh tân hơn, tương lai được mong đợi thậm chí còn lớn hơn ngày nay.
Với toàn cầu hoá, mọi ngành công nghiệp đều dựa trên CNTT để duy trì tính cạnh tranh. Mọi người bán lẻ đang tự động hoá kinh doanh của họ; họ cần CNTT để kiểm soát kho và bán hàng. Người quản lí cần dữ liệu chính xác cho đặt hàng hàng hoá và quản lí dây chuyền cung cấp của họ. Công ti ngân hàng và tài chính cần CNTT để quản lí mọi tài khoản và giao tác cũng như dự báo xu hướng và quyết định thương mại. Các công ti viễn thông cần ứng dụng CNTT cho điện thoại thông minh của họ để giúp người dùng theo dõi tin tức, tìm vị trí, gợi ý khách sạn, hay chơi trò chơi. Có nhiều ứng dụng của CNTT trong mọi ngành công nghiệp. Phát triển này dẫn tới phát triển khác, tạo ra nhu cầu mới về nhiều phần mềm CNTT. Khi nhiều ngành công nghiệp thúc đẩy ứng dụng CNTT của họ, những ngành khác phải đi theo để cải tiến hiệu quả của họ và giảm chi phí.
Nhiều sinh viên tin việc làm CNTT phần lớn là lập trình và kiểm thử. Điều đó là KHÔNG đúng. Lập trình và kiểm thử chỉ là hai trong nhiều vị trí và có nhiều vị trí mới hơn đang được tạo ra mọi ngày. Khi nhiều hệ thống CNTT đang được tích hợp, các ngành công nghiệp cần kiến trúc sư hệ thống, người thiết kế phần mềm và chuyên gia tích hợp. Những vị trí này nằm trong số các việc làm “nóng” ngày nay. Khi nhiều hệ thống đang chuyển vào mây, quản lí dịch vụ trở thành việc làm “nóng” khác vì phần mềm không chỉ là sản phẩm mà cũng còn là dịch vụ. Với Internet nhiều doanh nghiệp đang trở thành cửa hàng trực tuyến. Thế giới ảo bây giờ là thị trường lớn nhất với tiềm năng khổng lồ. Do đó, người thiết kế Web và việc tối ưu động cơ Tìm (SEO) đang trở thành việc làm “nóng”. Khi nhiều người được kết nối qua mạng xã hội; phân tích dữ liệu và kĩ nghệ xã hội là những việc làm khác có nhu cầu cao. Càng nhiều người làm các thứ trực tuyến, họ càng cần bảo vệ cho nên chuyên viên an ninh máy tính là việc làm “nóng” khác. Về căn bản, CNTT đã mở ra hàng nghìn vị trí mới và các chuyên môn mà thậm chí không tồn tại vài năm trước đây và nhiều việc làm mới đang sắp tới.
Có kĩ năng CNTT sẽ cung cấp cho bạn nền tảng mạnh về tri thức, cách giải quyết vấn đề và tư duy logic điều sẽ cung cấp ưu thế cạnh tranh cho bạn trong nghề nghiệp của bạn. Ngược với nhiều thông tin sai rằng người CNTT thường làm việc một mình trước máy tính; phần lớn công việc CNTT yêu cầu một tổ nhiều người với các loại kĩ năng khác nhau. Để thành công trong CNTT bạn cần cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm. Ngày nay người tốt nghiệp CNTT có nhiều chọn lựa vì họ có nhiều công ti để chọn. Không lâu trước đây, làm việc cho Microsoft hay Google đã là mơ ước của nhiều người nhưng ngày nay Facebook và Twitter là các lựa chọn ưa chuộng. Bên cạnh các công ti phần mềm đã có uy tín để làm việc với, một số người muốn bắt đầu công ti riêng của họ. Lịch sử của công nghiệp CNTT đầy những người bắt đầu công ti riêng của họ một cách thành công như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, hay Sergey Brin toàn là tỉ phú. Tuy nhiên, có hàng trăm nghìn triệu phú CNTT mà bạn có lẽ chẳng bao giờ nghe tới tên của họ.
Tuần trước Facebook đã mua Instagram, một công ti mới bắt đầu còn nhỏ với 10 nhân viên với giá 1 tỉ đô la. Điều đó dường như giống nhiều tiền được chia cho mười người nhưng điều này không phải là bất bình thường. Trong vài năm qua, Google, Microsoft, Apple, Cisco, và những công ti công nghệ chính khác đã tiêu hàng trăm tỉ đô la để mua các công ti mới thành lập nhỏ, các ứng dụng phổ biến, các dịch vụ CNTT, hay thậm chí các Websites. Điều đó làm cho nhiều người tốt nghiệp CNTT trở thành triệu phú và tỉ phú khi họ vẫn còn trong độ tuổi 20 hay 30. Chẳng hạn, Siri là một ứng dụng di động cho iPhone nhưng do tính phổ biến của nó trong người dùng và nhiều tải xuống; nó nhận được sự chú ý của Steve Jobs. Apple mua Siri với xấp xỉ $200 triệu đô la và làm cho vài người đã tạo ra ứng dụng di động này thành rất giầu. Ba sinh viên đã tạo ra trò chơi video “Draw something” trong vài tuần, nó phổ biến tới mức Zynga đã mua phần mềm này với giá $210 triệu đô la. Skype là một công ti nhỏ với xấp xỉ 50 người tạo ra phần mềm cho phép mọi người nói chuyện qua internet thay vì qua điện thoại. Microsoft mua Skype với giá $8.5 tỉ đô la.
Với toàn cầu hoá, có nhiều việc làm CNTT hơn là những người có chất lượng để lấp vào đó. Sở thống kê lao động Mĩ dự báo rằng CNTT có tiềm năng lớn nhất cho những việc làm mới cho tới năm 2025. Nếu bạn muốn một nghề ổn định với lương cao, xem xét học về CNTT đi. Nếu bạn cũng có kĩ năng tiếng Anh tốt, bạn có thể mở rộng nghề nghiệp của bạn để làm việc trên qui mô quốc tế. Mĩ có hơn nửa triệu công nhân nước ngoài và châu Âu có hơn một triệu. Tại sao không gia nhập vào những công nhân CNTT này và đi khắp thế giới? Mọi lễ Nô en, tôi nhận được nhiều thiệp chúc mừng từ những cựu sinh viên làm việc ở các nước ngoài; nhiều người tới từ những chỗ tôi chưa bao giờ nghe nói tới.
Tôi tin CNTT là chọn lựa rất tốt cho sinh viên đại học. Tuy nhiên, có vài điều tôi muốn nhấn mạnh: Có quay vòng đổi người cao trong các công nhân CNTT ở mọi nước. Nhiều người tốt nghiệp làm việc cho công ti này một thời gian ngắn rồi chuyển sang công ti khác để được lương tốt hơn. Điều đó giống như nước đi logic để được đề nghị tốt hơn nhưng đừng để điều này “đánh lừa” bạn vì phần lớn những “công nhân nhảy cóc” này không kéo dài lâu được. Sau vài việc chuyển, đa số họ đều bị đuổi và chấm dứt nghề nghiệp của họ. Nhiều người bị nhử bởi “tham vọng mù quáng” để kiếm nhiều tiền hơn nhưng không tập trung vào việc duy trì kĩ năng thực hành sâu. Nhiều người lao đao bởi lực thị trường thay đổi do quyết định vội vàng của họ. Sự kiện là những người mới tốt nghiệp có thể có tri thức lí thuyết nhưng chưa có kĩ năng và kinh nghiệm. Họ cần phát triển kĩ năng bằng việc áp dụng điều họ biết vào công việc thực. Kĩ năng kĩ thuật cần thời gian để xây dựng và làm chủ. Bằng việc nhảy từ việc này sang việc khác chỉ vì lương cao hơn, họ không có thời gian phát triển kĩ năng được cần để biện minh cho lương cao. Cho nên phải chắc bạn biết bạn đang làm gì cũng như các hậu quả. Xin nhớ cho rằng các công ti không thuê “người” mà thuê kĩ năng và cam kết của người đó để là nhà chuyên nghiệp.
Có mối quan tâm về tiếng nước ngoài được cần trong công nghiệp CNTT. Một số sinh viên hỏi tôi: “Em không có kế hoạch làm việc ở nước ngoài hay đi sang nước ngoài khác, sao em cần học tiếng Anh?” Ngày nay với toàn cầu hoá, nhiều dự án CNTT được phân bố toàn cầu với các thành viên tổ tới từ nhiều nơi. Điều bản chất là phải biết ít nhất một ngoại ngữ, tiếng Anh được ưa chuộng hơn cả. Trong công nghiệp CNTT, các kĩ năng trao đổi là sống còn. Nhiều công ti toàn cầu sẽ không thuê bạn nếu bạn không có kĩ năng ngoại ngữ. Cho dù bạn làm việc cho công ti địa phương nhưng khách hàng của bạn có thể tới từ nước ngoài. Làm sao bạn có thể nói chuyện với khách hàng hay người dùng nếu bạn không nói được tiếng của họ?
Có mối quan tâm khác về việc học liên tục hay học cả đời. Một số sinh viên hỏi tôi: “Tại sao em phải học những điều mới? Mọi điều em muốn là bằng cấp và việc làm; em không muốn học mọi lúc.” Câu trả lời của tôi là không may, quan niệm về có bằng cấp rồi về hưu là lỗi thời rồi. Ngày nay giáo dục liên tục là sống còn vì cạnh tranh của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Công nghệ thay đổi và thị trường cũng thay đổi. Bạn phải được chuẩn bị để đáp ứng nhanh chóng với những hoàn cảnh thay đổi này bằng việc học kĩ năng mới. Bạn phải liên tục mở rộng tri thức của bạn bởi vì nếu bạn không làm điều đó, ai đó sẽ chiếm vị trí của bạn. Tôi thường cho sinh viên một khẩu hiệu đơn giản: “Đâu đó ngoài kia, ai đó đang học, và nếu bạn không học, người đó sẽ chiếm việc làm của bạn sớm hay muộn.” Tôi hỏi các sinh viên này: “Các bạn muốn có việc làm tốt nhất và vị trí được trả lương cao nhất. Các bạn muốn có nhiều tiền nhưng không muốn đưa vào nỗ lực nào, hoặc các bạn ngây thơ hoặc các bạn đang mơ.”
Với nền kinh tế toàn cầu mạnh và nhu cầu khổng lồ về công nhân có kĩ năng CNTT, bây giờ là thời gian tốt để được đăng tuyển vào nghề CNTT. Nếu bạn thích toán học, khoa học máy tính là chọn lựa tốt. Nếu bạn thích kĩ nghệ và giải quyết vấn đề, kĩ nghệ phần mềm là chọn lựa tốt. Nếu bạn thích kinh doanh và quản lí, quản lí hệ thông tin là chọn lựa tốt. Khi bạn ra quyết định về nghề nghiệp của bạn, nhớ thảo luận chọn lựa của bạn với các cố vấn nhà trường để chắc bạn có được điều bạn muốn.
Thế hệ của các bạn là nhóm mới các sinh viên có truy nhập đầy đủ vào mọi công nghệ mới. Với internet và với nhiều đào tạo trực tuyến, web, blog và Wikipedia, bạn có mọi ưu thế để học mà các thế hệ trước đã không có. Lựa chọn một lĩnh vực để học tập là bước đầu tiên; đưa nỗ lực của bạn vào học tập là bước nữa; bằng cấp, vốn là chìa khoá mở cánh cửa cơ hội cho bạn, là bước chính nhưng còn hơn thế, bạn cần áp dụng điều bạn đã học vào việc làm để làm việc một cách tốt nhất và trở thành nhà chuyên nghiệp CNTT. Tôi cũng mong đợi rằng bạn sẽ tiếp tục học và có trách nhiệm với bản thân bạn, với gia đình bạn, với xã hội của bạn, và với đất nước của bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com