Lời khuyên của Kathy

Lời khuyên của Kathy

Trong vài năm qua, tôi có vài "Cựu sinh viên" ở các lớp của tôi, nhiều người trong số họ có bằng cấp và kinh nghiệm làm việc nhưng trở lại trường để học kĩ năng mới và theo đuổi nghề nghiệp mới. Một trong số họ là Kathy Rosenberg người có mười năm làm việc trong một công ty tài chính và hiện thời làm việc ở một công ty tính toán mây lớn ở California. Cô ấy đồng ý chia sẻ kinh nghiệm của mình với sinh viên hiện thời:

“Tôi là người quản lí ở một công ty tài chính ở New York. Nó đã là việc làm tốt với lương tuyệt vời cho ai đó có bằng cử nhân trong Quản trị kinh doanh. Tôi bao giờ cũng tin rằng nghề nghiệp của mình là ổn định mãi cho tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Như nhiều người khác, tôi bị sa thải và chán nản trong vài tuần nhưng tôi đã tiếp tục đi tìm việc làm. Sau sáu tháng và hàng trăm lần bị từ chối, tôi nhận ra rằng mọi sự đã không cải tiến trong thị trường việc làm này cho nên tôi đã làm đầu tư chính về thời gian và tiền bạc để theo đuổi nghề nghiệp khác.”

“Tôi tiến hành nghiên cứu về thị trường việc làm để xác định cái gì sẽ là xu hướng quan trọng tiếp. Tôi có được lời khuyên từ nhiều người rằng trong tương lai, mọi thứ sẽ được dẫn lái bởi công nghệ cho nên tôi quyết định theo đuổi nghề nghiệp trong Quản lí hệ thông tin (ISM). Bước đầu tiên của tôi là học vài môn lập trình ở trường hướng nghề để tự chuẩn bị cho tôi nơi tôi đã học tốt và cuối cùng đã được chấp nhận vào chương trình ISM tại Carnegie Mellon. Vì tôi đã có bằng trong kinh doanh và kinh nghiệm làm việc, tôi đã học tốt trong hầu hết các môn doanh nghiệp và quản lí, mặc dầu tôi đã vật lộn một chút trong các môn kĩ thuật. Trong dự án Capstone, tôi và hai bạn cùng lớp đã làm việc trên một dự án tiếp thị mở rộng cho công ty tính toán mây. Dự án này đã làm tốt tới mức công ty mây đề nghị cho cả ba chúng tôi việc làm toàn thời khi chúng tôi tốt nghiệp. Tuy nhiên, tôi muốn nhiều hơn chỉ là vị trí mức vào nghề cho nên tôi thương lượng với họ về vị trí tốt hơn. Lúc ban đầu, họ không thích điều đó nhưng tôi kiên trì bằng việc có đòn bẩy tri thức và kinh nghiệm tôi thu được từ việc làm trước của tôi. Cuối cùng họ đồng ý cho tôi vị trí quản lí cấp cao. Việc trả lại tiền từ đầu tư hai năm của tôi trong trường đã là khổng lồ. Lương tôi tăng từ $65,000 khi tôi còn ở công ty tài chính lên tới $125,000 ở vị trí mới trong công ty tính toán mây. Tôi bây giờ có việc làm tốt với nhiều trách nhiệm và sáu mươi nhăm người dưới tôi.”

“Lời khuyên của tôi với tất cả các bạn là: “Không bao giờ quá trễ để bắt đầu một nghề mới bất kể bạn già bao nhiêu. Tôi đã 32 tuổi khi tôi trở về trường nhưng bây giờ là 34, tôi đã có việc làm rất tốt. Tuổi không liên quan gì tới học hành và nghề nghiệp cho nên đừng để nó ngăn cản bạn khỏi việc có được điều bạn muốn. Vì tôi học Quản trị kinh doanh, việc chuyển sang Quản lí hệ thông tin không quá khó. Tuy nhiên điều quan trọng là tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng về "nghề thứ hai" của bạn vì bạn không thể phạm sai lầm được - Nó là tương lai của bạn, thời gian của bạn, và nỗ lực của bạn cho nên bạn làm quyết định cho khôn ngoan vào. Ngược với điều nhiều người nghĩ, có thể đổi nghề ngay cả khi bạn trung niên vì có nhiều cơ hội nếu bạn biết cách nắm lấy chúng. Tôi không coi bản thân tôi là thông minh vì có nhiều người còn thông minh hơn nhiều so với tôi nhưng sức mạnh của tôi là tôi sẵn lòng đưa thời gian và nỗ lực của tôi vào để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi. Tôi có nhiều khó khăn khi trở lại trường vì phần lớn bạn cùng lớp đều trẻ hơn và biết nhiều về công nghệ hơn tôi. Ban đầu không phải là dễ dàng nhưng tôi quyết tâm thành công. Điều tôi có nhưng họ không có là sự kiên nhẫn của tôi và ý chí mạnh vì tôi tự nhủ mình “Đây là cơ hội thứ hai của mình trong đời và mình phải làm cho nó xảy ra.”

“Có nhiều cơ hội kì diệu trong công nghiệp công nghệ nhưng để thành công, bạn cần nhiều hơn chỉ là kĩ năng kĩ thuật. Bạn cần kĩ năng làm việc tổ vì bạn được phân công để làm cho mọi sự được thực hiện trong tổ, không như cá nhân. Ngày nay phần lớn các công ty công nghệ đều có "cấu trúc phẳng" điều có nghĩa là họ không có nhiều mức quản lí như trước cho nên bạn phải học phân tích tình huống và làm quyết định nhanh chóng của riêng bạn, không có hỗ trợ nào. Kiểu cấp bậc "phẳng hơn" này yêu cầu mọi người làm việc cùng nhau mà không có nhiều chỉ đạo cho nên bạn chịu trách nhiệm cho hành động riêng của bạn. Vì không công ty nào có thể đảm bảo việc làm cả đời, an ninh thực duy nhất tới từ năng lực của bạn điều có nghĩa là bạn phải liên tục học những điều mới và giám sát xu hướng thị trường để chắc kĩ năng của bạn vẫn được cần tới.”

“Nhiều năm trước đây, phần lớn các công ty được tạo nên từ nhiều phòng ban như Kế toán, Tiếp thị, Bán, Kĩ nghệ, Chế tạo, Công nghệ thông tin, và Tài nguyên nhân lực v.v. Từng phòng ban có công nhân riêng của họ và tất cả họ làm việc độc lập. Phối hợp giữa các phòng ban này được thực hiện bởi các tầng quản lí và quyết định được làm ra ở mức thích hợp, thường từ trên đỉnh và thường rất chậm. Ngày nay kiểu cấu trúc đó là lỗi thời vì không làm quyết định có nghĩa là mất cơ hội và mất tiền. Trong thị trường cạnh tranh toàn cầu này, quyết định phải được làm nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với trong quá khứ. Những người quen làm việc trong "cấu trúc phân cấp" sẽ thất bại trong "cấu trúc phẳng hơn" vì họ không chịu trách nhiệm và không thể làm quyết định theo cách riêng của họ. Để thành công, bạn phải học có trách nhiệm và đảm nhiệm cho hành động riêng của bạn và đó là lí do tại sao bạn phải có kĩ năng giải quyết vấn đề. Những kĩ năng này thường không được dạy trong trường cho nên bạn phải học chúng theo cách riêng của bạn bằng việc đọc nhiều hơn. Khi tôi làm việc trong công ty tài chính, tôi đã không làm quyết định nào mà không xin ý kiến lãnh đạo của tôi và thường lãnh đạo của tôi chẳng làm quyết định chừng nào ông ấy còn chưa xin ý kiến của lãnh đạo của ông ấy. Ngày nay bạn được cho vai trò và trách nhiệm nào đó và bạn có thể làm quyết định riêng của bạn bên trong vai trò được trao đó.”

“Trong kiểu công việc này, bạn phải học kiểm soát "bản ngã cá nhân" của bạn vì mục tiêu khi làm việc trong tổ không phải là để được vinh quang cá nhân của bạn mà là để được cho tổ và công ty như một toàn thể. “Hình ảnh anh hùng” hay “đóng góp cá nhân” không có giá trị trong kiểu làm việc tổ này. Ngày nay công nghệ thông tin đã thay đổi luồng thông tin trong các công ty. Thực sự mọi người đều có máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh điều cho phép họ truy nhập vào mọi kiểu thông tin cho nên mọi người đều biết cái gì đang diễn ra trong công ty cũng như cách mọi người làm quyết định và cách họ tác động vào công ty. Chẳng hạn nếu việc bán là chậm, mọi người biết và có hành động. Nếu khách hàng không hài lòng, mọi người cũng biết nữa. Trong vòng vài giờ mọi sự phải thay đổi và thay đổi nhanh chóng vì mọi người hành động tương ứng với thông tin. Nhu cầu về các tầng người quản lí để thu thập và gửi thông tin tới người quản lí trên cùng như trong cấu trúc phân cấp của quá khứ đã mất từ thời gian lâu trước đây.

Ngày nay, làm quyết định được tăng tốc lên nhanh chóng để phản ứng với thông tin ngay lập tức và đó là lí do tại sao tính hiệu lực và tính hiệu quả được đo một cách tự động ở mọi mức. Khi một cuộc tấn công cyber xảy ra, trong và phút, mọi người đều được thông báo và tổ an ninh lập tức có hành động và chúng tôi thường giải quyết vấn đề này trong vòng không đầy một giờ. Hiếm khi giải quyết vấn đề xảy ra quá một giờ và đó là lí do tại sao công ty chúng tôi là hàng đầu, là một trong những công ty tính toán mây tốt nhất.”

“Lời khuyên cuối cùng của tôi cho mọi sinh viên là: “Nghĩ kĩ càng về điều bạn muốn trong đời và liên tục học nhiều nhất có thể được, không chỉ trong lĩnh vực riêng của bạn mà mở rộng tri thức của bạn sang các lĩnh vực khác để thu được hiểu biết về cách thế giới của chúng ta ngày nay đã thay đổi và liên tục thay đổi cùng nó.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem