Lập mục đích

Lập mục đích

Bạn có biết thuyền trưởng dẫn hướng con thuyền của mình trên đại dương thế nào không? Đầu tiên, ông ta phải biết ông ta muốn đi đâu (đích đến của ông ta) và ông ta bắt đầu từ đâu (vị trí hiệu thời của ông ta). Ông ta cũng cần bản đồ và la bàn để giúp ông ta lập ra hướng đi (kế hoạch của ông ta). Cứ vài giờ, ông ta phải kiểm lại vị trí của con thuyền và so sánh nó với bản kế hoạch để chắc rằng ông ta vẫn đang trong hành trình và nếu cần, làm việc sửa chữa. Chỉ bằng cách làm điều đó, ông ta sẽ đạt tới đích của mình. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó là đơn giản nhưng thực tại nó không phải như vậy. Điều gì xảy ra nếu ông ta KHÔNG biết đích đến của mình? Liệu có thể dương buồn ra đại dương nhưng KHÔNG biết nơi bạn đi không? Trong trường hợp đó, bất kì chỗ nào cũng có thể là đích đến, phải không? Điều gì xảy ra nếu thuyền trưởng KHÔNG biết vị trí hiện thời của mình? Nếu ông ta KHÔNG biết ông ta đang ở đâu thì ông ta bị lạc, phải không? Xin nghĩ về điều này. Mọi người KHÔNG bị lạc bởi vì họ không biết nơi đi mà bởi vì họ KHÔNG biết nơi họ đang ở. Trong mọi cuộc hành trình, bạn phải biết nơi bạn đang ở nơi bạn muốn đi để bạn có thể vẽ ra bản đồ giúp cho bạn đến đó. Bạn phải kiểm tiến bộ của mình và so sánh nó với bản kế hoạch để chắc chắn bạn vẫn theo sát bản đồ và nếu bạn bị lệch khỏi nó, bạn phải có hành động sửa chữa.

KHÔNG có khác biệt giữa giương buồm trong đại dương và vào đại học bởi vì đại học cũng là cuộc hành trình. Là sinh viên, bạn là thuyền trưởng của con thuyền riêng của mình (nghề nghiệp của bạn). Bạn cần biết đích đến của mình (mục đích nghề nghiệp của bạn). Bạn cần biết nơi bạn bắt đầu (lĩnh vực học tập của bạn). Bạn cũng cần bản đồ và la bàn (bản kế hoạch nghề nghiệp của bạn) và kiểm tiến bộ của bạn (Bạn học tốt thế nào trong lớp) để chắc chắn rằng bạn sẽ thu được tri thức và kĩ năng cần thiết sẽ đưa bạn từ năm đầu của đại học tới lúc tốt nghiệp, và bên ngoài nhà trường tới nghề nghiệp do chọn lựa của bạn.

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết họ muốn gì (trong nghề nghiệp). Tất nhiên, dễ dàng giả định rằng mọi người đều muốn có việc làm tốt, lương tốt, và cuộc sống tốt. Tuy nhiên, đôi khi cần nhắc nhở họ rằng đại học là thời gian sinh viên phải RA quyết định đó. Họ phải quyết định họ muốn gì trong cuộc sống để cho họ có thể thiết lập mục đích nghề nghiệp riêng của mình và kế hoạch đạt tới nó.

Khi sinh viên vào đại học, nhiều người có ý tưởng nào đó về điều cần làm và điều cần học. Tuy nhiên, nhiều người đã dựa trên "khái niệm lí tưởng" mà không có thông tin thực chất. Chẳng hạn, một sinh viên bảo tôi rằng anh ta muốn là bác sĩ y khoa nhưng KHÔNG biết rằng nó yêu cầu bẩy năm trong trường y, nhiều năm nữa ở nội trú và làm bác sĩ thực tập. Người khác bảo tôi rằng anh ta muốn là nhà doanh nghiệp như Bill Gates nhưng không thích viết mã và anh ta cũng ghét toán học. Để làm cho nó thành thực tại, điều quan trọng với sinh viên là lập "mục đích hợp lí" dựa trên cái gì đó thực tế. Bằng việc làm điều đó, có thể là họ sẽ đạt tới điều họ muốn, thay vì chỉ săn đuổi theo "giấc mơ không thể có″. Cũng giống như thuyền trưởng trên đại dương, tôi khuyên rằng sinh viên năm đầu nên tạo ra mục đích nghề nghiệp (bản kế hoạch nghề nghiệp), đi từng bước mỗi lúc, kiểm tiến bộ của họ, và thêm nhiều chi tiết hơn khi cần.

Bước đầu tiên là lập mục đích nghề nghiệp. Đây là bước quan trọng nhưng nhiều người có xu hướng đặt chúng quá cao và quá không hiện thực. Có lẽ họ đã được gia đình họ bảo phải nhắm tới điều cao nhất có thể được. Có thể cha mẹ họ muốn con cái họ làm cái gì đó có ý nghĩa. Thỉnh thoảng các giáo viên trung học cũng động viên học sinh đặt mục đích lớn lao. Tất nhiên, nhiều sinh viên cũng muốn là anh hùng. Tuy nhiên, sinh viên phải rất cẩn thận bởi vì đây là lúc HỌ ra quyết định của RIÊNG mình về nghề nghiệp riêng CỦA HỌ và cuộc sống riêng CỦA HỌ. Điều này có thể là quyết định lớn đầu tiên mà họ phải ra cho bản thân mình. Mặc dầu cha mẹ có thể gợi ý điều gì đó nhưng đó vẫn là quyết định họ phải đưa ra về điều gì họ muốn và họ sẽ là ai. Họ phải hình dung ra họ thích nghề nào và nghề nào họ không thích. Trước khi đặt mục đích, họ phải phân tích mối quan tâm CỦA HỌ, kĩ năng CỦA HỌ, khả năng CỦA HỌ, và giá trị CỦA HỌ. Đây là những điều sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của họ ở đại học và có thể trong tương lai. HỌ phải suy nghĩ nghiêm chỉnh về điều họ thích thú nhất và điều họ giỏi. Nếu họ KHÔNG thích lĩnh vực học tập của mình, họ sẽ KHÔNG đi xa được trong nghề nghiệp, và họ sẽ bị thất vọng. Đó là lí do tại sao, điều quan trọng là sinh viên phải chọn lĩnh vực học tập của họ dựa trên ưa thích cũng như khả năng của họ, và họ phải chọn nó một cách khôn ngoan.

Bước tiếp là nghiên cứu về nghề nghiệp được chọn của họ. Họ phải nghĩ về quyết định của mình và học nhiều hơn về chúng. Cách tốt nhất là tìm ra cách người khác trong lĩnh vực đó đã phát triển nghề nghiệp của họ. Nếu có thể, họ phải đi và hỏi những người đó. Nếu một sinh viên muốn là bác sĩ y khoa, người đó nên đi và hỏi một số bác sĩ. Nếu sinh viên muốn là người phát triển phần mềm, họ nên vào công ty phần mềm và phỏng vấn vài người làm việc ở đó. Sinh viên phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi như: “Loại đào tạo, giáo dục và kĩ năng nào được yêu cầu để làm việc trong việc làm này?”, “Hoàn cảnh làm việc đời thực là gì, kĩ năng và lịch biểu trong việc làm này là gì? Nó có phải là công việc thường lệ mà bạn đi làm lúc 8:00 sáng và về nhà lúc 4:00 chiều không? Nó có là công việc thách thức không nơi KHÔNG có lịch biểu mà tuỳ thuộc vào yêu cầu việc làm?" Chẳng hạn, bác sĩ y khoa và y tá KHÔNG làm việc theo thường lệ, họ đáp ứng với nhiều trường hợp cấp cứu. “Lương, phúc lợi, cơ hội thưng tiến là gì v.v.?”, “Có thưởng thêm, những thứ vật chất hay phi vật chất trong lĩnh vực này không?”

Dựa trên những thông tin này, sinh viên có thể ra quyết định vững chắc về mục đích nghề nghiệp của họ và cuối cùng cho cuộc đời họ. Họ có thể xác định các kế hoạch nghề nghiệp mà họ có thể theo đuổi và ra quyết định dựa trên mục đích của họ. Vào lúc này, sinh viên KHÔNG cần nhiều chi tiết vì họ sẽ thêm nhiều khi họ tiến bộ lên. Điều cốt yếu là sinh viên trung thực với bản thân họ, KHÔNG để bất kì ai thay đổi kế hoạch của họ hay nghề nghiệp của họ. Lời khuyên của tôi: “Bạn lập kế hoạch cho cuộc sống của bạn và tương lai của bạn. Bạn phải coi nó là nghiêm chỉnh không để cái gì làm sao lãng bạn khỏi mục đích của bạn. Nếu bạn KHÔNG coi nó là nghiêm chỉnh hay trì hoãn nó lại sau, bạn sẽ mất thời gian quí giá và phí hoài nỗ lực của bạn.”

Sau khi có kế hoạch nghề nghiệp, bước tiếp là đi theo nó. Cũng giống như thuyền trưởng phải kiểm tra vị trí của con thuyền theo bản đồ, sinh viên phải kiểm điểm tiến bộ của họ theo kế hoạch của họ. Họ cần biết họ đang làm tốt thế nào so với kế hoạch của họ? Sau khi học vài môn học theo thời khoá biểu của trường và họ sẽ xác định lớp nào họ thích và lớp nào họ không thích. Họ phải kiểm điểm những kết quả này với kế hoạch của họ để xem họ đã làm được bao nhiêu tiến bộ hướng tới mục đích của mình. Dựa trên tiến bộ này, họ sẽ cần một số điều chỉnh. Theo kinh nghiệm của tôi với sinh viên, vấn đề chính KHÔNG phải là MÔN HỌC mà phần lớn về ĐIỂM họ nhận được. Nếu họ được điểm tốt, họ tin rằng họ làm tốt và ngược lại. Tuy nhiên, điểm được xác định phần lớn bởi bao nhiêu thời gian sinh viên dành cho học tập.

Sự kiện là sinh viên đại học CHƯA BAO GIỜ có thời gian cho mọi thứ cho nên họ phải học cách dùng thời gian của họ một cách khôn ngoan. Họ phải phối hợp các hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của họ tương ứng theo các nghĩa vụ, học tập, hoạt động xã hội và bất kì cái gì là quan trọng. Họ phải đặt ưu tiên bằng việc hiểu khác biệt giữa QUAN TRỌNG và KHẨN THIẾT. Nhiệm vụ quan trọng là những điều phải được làm. Nhiệm vụ khẩn thiết là những điều phải được làm BÂY GIỜ. Sinh viên phải hiểu rằng có những điều có thể được làm về sau, có thể ngày mai, có thể cuối tuần, hay có thể tuần sau. Họ phải biết cách quản lí thời gian của mình dựa trên ưu tiên. Họ phải chấp nhận sự kiện là họ KHÔNG thể làm được mọi thứ vì họ cũng cần thời gian để ngủ, để nghỉ ngơi và để cho phép bộ óc của họ được thảnh thơi. Họ phải học giới hạn các hoạt động của mình vào vài thứ bằng việc chọn chỉ những điều họ thích thú nhưng cũng nhất quán với mục đích nghề nghiệp của họ. Điều này là KỈ LUẬT mà sinh viên cần phát triển bởi vì làm chủ nó là một KĨ NĂNG sẽ có ích trong cả đời họ. Về căn bản, sinh viên phải phát triển thói quen tốt về học tập chăm chỉ, ngủ cho đủ, luyện tập thể dục đều đặn, và đặt thời gian cho thảnh thơi. Nếu họ có thể chăm sóc tốt cho sức khoẻ của mình, điều đó sẽ giúp cho họ học tập nữa bởi vì nếu họ ốm, họ sẽ KHÔNG học tốt. Nhớ rằng căng thẳng có thể gây ra nhiều tác hại cho cả thân thể và tâm trí.

Biết nơi bạn đi, biết nơi bạn đang ở, biết bạn đã làm tiến bộ bao nhiêu hướng tới mục đích của mình thì bạn sẽ biết nhiều về bản thân mình. Nếu bạn biết mình là ai, bạn muốn là ai, bạn sẽ là ai thì bạn đang đi đúng trên con đường là thuyền trưởng của con thuyền riêng của bạn và sẵn sàng du hàng cuộc hành trình cả đời của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem