Lập kế hoạch tương lai của bạn

Lập kế hoạch tương lai của bạn

Với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp từ các đại học hàng năm và đi tìm việc, sinh viên cần được chuẩn bị sớm nhất có thể được để là ứng cử viên tốt nhất cho việc làm. Về mặt truyền thống, nhiều sinh viên bắt đầu tìm việc làm trong năm cuối đại học hay vào lúc tốt nghiệp. Đó là sai lầm lớn, bởi vì lúc đó quá muộn. Sinh viên phải học chuẩn bị nghề nghiệp của họ sớm ngay từ năm thứ hai hay thứ ba để cho họ ưu thế nào đó khi tốt nghiệp.

Khi vào đại học, sinh viên phải lựa chọn khu vực đáng quan tâm nhất cho họ và nghiên cứu triển vọng việc làm của khu vực đó. Sinh viên có thể bắt đầu bằng việc nhận diện ba điều: họ giỏi về cái gì, họ thích làm cái gì, và cái gì sẽ đem họ tới việc làm được trả lương tốt. Tất nhiên, điều đó không dễ nhưng họ phải làm điều đó. Đây có lẽ là quyết định quan trọng đầu tiên mà sinh viên phải đưa ra trong đại học. Để bắt đầu, sinh viên phải tạo ra danh sách các việc họ làm giỏi. Tiếp đó, họ phải tạo ra danh sách mọi điều họ đam mê. Bằng việc so sánh hai danh sách này và tìm ra những điểm chung rồi họ có thể tìm ra lĩnh vực nghiên cứu nơi họ có thể tổ hợp khả năng của họ và đam mê của họ để chọn lựa nghề nghiệp nơi họ sẽ kiếm sống khi tốt nghiệp.

Tất nhiên, họ có thể đã tìm ra nghề nghiệp mà họ đam mê có thể là cái gì đó không cung cấp lương mà họ mong đợi. Điều này là “khía cạnh thực tế” mà họ cần làm điều chỉnh nào đó. Chẳng hạn, nếu nghệ thuật là điều bạn thực sự thích. Là nghệ sĩ là đam mê của bạn nhưng nó có thể không giúp bạn kiếm được việc trả lương tốt. Trong trường hợp đó, bạn có thể điều chỉnh cái gì đó liên quan tới nghệ thuật như là giáo viên nghệ thuật. Nghề giáo viên có thể giúp bạn kiếm sống từ tài năng và đam mê của bạn. Nếu bạn thích viết, là nhà văn có thể khó kiếm được cuộc sống tốt cho nên bạn có thể chuyển sang nghiên cứu về nghề báo và trở thành nhà báo hay biên tập viên. Mục đích là tìm ra “giao” của khả năng, đam mê, và thực tế của bạn thì bạn có thể làm cho nó thành nghề nghiệp bạn yêu mến.

Nhiều sinh viên hội tụ quá nhiều vào bằng cấp nhưng bỏ qua tri thức và kĩ năng. Xin nhớ trong đầu rằng “bằng cấp” KHÔNG phải là đảm bảo cho việc làm. Có bằng cấp KHÔNG đảm bảo cho thành công tương lai. Các công ti quan tâm nhiều hơn tới tri thức và kĩ năng chứ KHÔNG quan tâm tới bằng cấp. Sau khi được thuê, công ti sẽ quan tâm tới hiệu năng, đạo đức công việc, và kĩ năng của nhân viên của họ. Nếu họ KHÔNG có điều công ti cần, sau vài tháng, nhiều người sẽ thấy bản thân họ “ra ngoài việc làm”.

Nếu sinh viên có quan tâm nghề nghiệp đặc biệt, họ nên học kĩ năng nào đáng mong muốn nhất và lựa chọn các môn học tương ứng. Nhiều việc làm là “tương quan” cho nên điều quan trọng là có tri thức và kinh nghiệm qua vài lĩnh vực khác nhau. Với các sinh viên học về công nghệ thông tin, tôi bao giờ cũng khuyên họ học các môn thêm về kinh doanh, tài chính để mở rộng phạm vi của họ bởi vì kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ duy trì tính cạnh tranh. Với những sinh viên năm đầu vẫn còn chưa chắc về tương lai của họ, họ các môn học xuyên qua các khu vực và rộng sẽ giúp cho họ làm hẹp lại mối quan tâm nghề nghiệp nhưng nhớ rằng họ chỉ có một thời gian ngắn để ra quyết định. Khi quan tâm vào một khu vực hay ngành công nghiệp đặc biệt, sinh viên phải hội tụ bản thân họ vào xu hướng hiện thời của ngành công nghiệp đó ngay cả khi còn trong trường. Họ phải đọc tạp chí, blog và các xuất bản phẩm công nghiệp để vẫn còn được thông tin. Điều đó sẽ làm cho họ hiểu biết nhiều hơn, giúp cho tìm việc của họ và có thể có ích trong các cuộc phỏng vấn xin việc của họ.

Mọi đại học đều có trung tâm hướng nghề với các nhà tư vấn để giúp cho sinh viên lựa chọn các môn học và bằng cấp tốt nhất để đạt tới mục đích của họ. Họ cũng có thể là chỗ giúp tìm chỗ thực tập mùa hè. Nhiều sinh viên KHÔNG hiểu tầm quan trọng của thực tập mùa hè hay việc làm có liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Nhiều người thậm chí không làm việc trong mùa hè hay chọn việc làm nơi họ có thể làm ra nhiều tiền hay nơi họ có thể có vui chơi. Việc làm mùa hè thông thường nhất là làm việc trong các cửa hàng để bán các thứ. Điều đó dễ tìm, nhiều vui hơn vì họ gặp nhiều người hơn. Trừ phi nghề nghiệp tương lai của bạn là bán hàng, tiếp thị, bạn phải xét việc làm mùa hè như cái gì đó chuẩn bị cho bạn với tương lai của bạn. Công việc mùa hè là chỗ bạn thu được kinh nghiệm vì chúng sẽ làm cho bản lí lịch của bạn tốt hơn nhiều so với ai đó không có kinh nghiệm. Mỗi năm, ở Mĩ mọi ngành công nghiệp đều nhận hàng nghìn đơn xin làm việc mùa hè của sinh viên, nhiều người sẵn lòng làm việc với lương tối thiểu hay thậm chí tình nguyện làm việc “không lương” chỉ để có được kinh nghiệm. Dữ liệu chỉ ra rằng ở Mĩ và châu Âu, đa số sinh viên làm việc trong mùa hè nhưng ở châu Á, con số này nhỏ hơn nhiều mà có nghĩa hoặc sinh viên châu Á không coi “việc làm tạm thời” là quan trọng hay việc làm mùa hè không sẵn có cho sinh viên. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều đó sẽ thay đổi sớm.

Với toàn cầu hoá, có nhu cầu rất cao về sinh viên có kĩ năng trong các khu vực đặc biệt để làm việc với các công ti nước ngoài hay làm việc ở hải ngoại. Có khả năng nói tiếng nước ngoài có thể đặt bất kì ứng cử viên việc làm nào ở xa phía trước so với phần còn lại. Ích lợi hiển nhiên là lương tốt hơn, du hành nhiều hơn, cơ hội nhiều hơn và thăng tiến nghề nghiệp tốt hơn. Tôi nghĩ đầu tư vào học tiếng nước ngoài có lẽ là đầu tư tốt nhất mà bạn có thể làm ngày nay.

Một sinh viên lập kế hoạch trước và sử dụng khôn ngoan thời gian của mình ở đại học để chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều khi tìm việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem