Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn

Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết cách chuẩn bị cho nghề nghiệp. Một số người chỉ chọn một lĩnh vực học tập, dự lớp, hi vọng tốt nghiệp RỒI và chỉ vậy rồi mới nghĩ về có việc làm. Họ KHÔNG phân biệt được rằng việc làm là cái gì đó bạn làm và được trả tiền và bất kì ai cũng có thể biết làm một việc. Nghề nghiệp là cái gì đó bạn phải được giáo dục trong việc phát triển kĩ năng đặc biệt để làm việc và bạn muốn duy trì cùng nó trong thời gian dài, có thể cả đời làm việc của bạn. Nghề nghiệp là lĩnh vực bạn chọn nhưng việc làm có thể KHÔNG phải là điều bạn chọn nhưng bạn phải làm để kiếm sống. Đó là lí do tại sao có bản kế hoạch nghề nghiệp là rất quan trọng, và bạn cần có chiến lược để đạt tới nó. Không có cách nhìn và chủ định rõ ràng, sinh viên có thể để mọi sự xảy ra một cách tình cờ rồi gọi nó là “Định mệnh”.

Mọi sinh viên đều có điểm mạnh và điểm yếu NHƯNG điểm yếu có thể được vượt qua, nếu họ đưa nỗ lực vào. Nhiều người không có dũng cảm để vượt qua điểm yếu cho nên để cho mọi sự xảy ra và "trôi giạt" từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác mà không có phương hướng. Chẳng hạn, họ học lớp toán nhưng không học tốt cho nên họ bỏ và nói rằng họ không giỏi về toán. Thế rồi họ học lớp hoá nhưng không học tốt nữa nên họ bỏ và nói rằng họ không giỏi hoá. Họ tiếp tục lặp lại hình mẫu này cho tới khi họ vào cái gì đó họ học tốt và tin rằng đó là kĩ năng của họ. Không có bản kế hoạch nghề nghiệp được xây dựng quanh những điểm mạnh và điểm yếu của họ, họ chỉ làm phí thời gian ở đại học và tốt nghiệp với bằng cấp không liên quan tới nhu cầu thị trường. Bị thất nghiệp, họ phàn nàn về giáo dục đại học hay phê phán trường của họ rồi đi tìm bất kì việc nào có thể thuê họ. Tất nhiên hình mẫu này lại xảy ra, nếu họ không học tốt thì họ bỏ và nói rằng nó không phải là việc làm dành cho họ. Thế rồi họ lấy việc làm khác nhưng không làm tốt cho nên họ bỏ và cố tìm việc khác và hi vọng họ sẽ tìm được cái gì đó nhưng điều đó có thể không bao giờ tới.

Khi lựa chọn lĩnh vực học tập, bạn KHÔNG nên chọn nó một cách ngẫu nhiên. Bạn nên có ý tưởng rõ về đích xác cái gì được yêu cầu cho bạn để thành công và cơ hội nghề nghiệp là gì. Bạn phải nhìn cẩn thận liệu có nhu cầu hay phẩm chất nào mà bạn phải có để giúp cho bạn thành công và đi lên trong nghề nghiệp và lương chung là gì cho các mức khác nhau. Nhiều người tốt nghiệp bảo tôi rằng nếu có cái gì họ có thể thay đổi từ lúc họ bắt đầu đại học, đó sẽ là cẩn thận hơn về chọn lĩnh vực học tập và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các giáo sư của họ. Có ai đó có thể giúp đỡ họ và hướng dẫn họ trong cuộc hành trình giáo dục là quan trọng. Từ cảnh quan nghề nghiệp, điều mấu chốt là có được giúp đỡ từ ai đó biết rõ họ và có ý tưởng tốt về khả năng và phương hướng của họ.

Không ai là hoàn hảo nhưng nếu bạn đặt mục đích cho từng năm hướng tới nghề nghiệp dài hạn, bạn sẽ thành công. Sinh viên nên quyết định cách họ có thể cải tiến hiệu năng của họ từng năm bằng việc nhận diện các điểm yếu và tìm cách cải tiến chúng. Điều quan trọng nhất về đặt mục đích là bám chắc lấy nó. Tất nhiên, mục đích phải là cái gì đó hợp lí và đạt được. Chẳng hạn, nếu bạn đặt mục đích học 4 giờ mọi đêm thì bám chắc lấy nó. Nếu bạn không thể theo được điều bạn đã đặt cho bản thân mình thì bạn cần biết tại sao và cố vượt qua nó. Nếu bạn đặt mục đích là ở nhóm năm sinh viên đầu lớp thì bạn phải thường xuyên giám sát tiến bộ của bạn và nếu bạn không đạt được nó, bạn phải tự hỏi bản thân bạn tại sao. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng vấn đề số một của việc KHÔNG đạt tới mục đích của họ là quản lí THỜI GIAN vì họ không có thói quen học tốt và thường bị sao lãng bởi các hoạt động khác. Tất nhiên, có nhiều điều xảy ra trong đại học nhưng điều quan trọng cần nhắc nhở bản thân bạn tại sao bạn ở đại học: Bạn vào đại học để học và để tốt nghiệp cho nên học tập bao giờ cũng nên tới đầu tiên khi đi tới việc tổ chức thời gian của bạn.

Khi bạn nhìn vào công việc trường của bạn từng tuần, bạn cần hình dung ra cam kết thời gian của bạn là gì. Thời gian nào bạn có giờ lên lớp? Bạn có bao nhiêu bài tập về nhà phải làm? Bạn phải đọc các phân công đọc bài nào? Khi nào bạn có kì thi hay câu hỏi kiểm tra? Thế rồi bạn có thể ước lượng bạn phải dành bao nhiêu thời gian cho việc học. Với mỗi giờ trên lớp, bạn cần ít nhất hai giờ học. Nếu bạn có bài kiểm tra vào thứ sáu và bạn cần 4 giờ để học cho nó, bạn phải dành hai giờ vào thứ ba và một giờ vào thứ tư để học, và một giờ vào thứ năm để kiểm điểm lại mọi thứ bạn đã học. Và giữ những giờ học đó với bản thân bạn và KHÔNG làm cái gì khác. Quản lí thời gian là một kĩ năng cần thời gian để học và thời gian để làm chủ. Phải kiên nhẫn khi bạn học cách quản lí thời gian của mình ở đại học vì nếu bạn có thể làm chủ được nó, nó sẽ là cái gì đó giúp cho bạn trong nghề nghiệp của bạn nữa. Tất nhiên, mong đợi không hiện thực là nghĩ rằng bạn có thể lên lớp rồi học mọi ngày, tất cả các ngày. Não bạn cần nghỉ nữa cho nên bạn sẽ cần thời gian để thảnh thơi và dành thời gian với bạn bè nữa nhưng tránh cái gì đó có thể can nhiễu vào mục đích giáo dục của bạn. Bạn có thời gian ngắn nhưng có cả đời để sống phía trước cho nên cần lập kế hoạch cẩn thận và đưa nỗ lực vào để cho bạn sẽ không hối tiếc về sau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem