Lập kế hoạch cho tương lai

Lập kế hoạch cho tương lai

Một sinh viên viết cho tôi: “Em sẽ vào đại học sang năm nhưng em vẫn không chắc học lĩnh vực nào. Em đang nghĩ về Công nghệ thông tin (CNTT) nhưng em không biết liệu em có nên lựa chọn khoa học máy tính, hay kĩ nghệ phần mềm, hay quản lí hệ thông tin. Lĩnh vực nào là tốt nhất trong những lĩnh vực này? Lĩnh vực nào sẽ giúp cho em có được việc làm tốt đến lúc em tốt nghiệp? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Công nghệ thông tin là chọn lựa tuyệt vời và bất kì lĩnh vực nào trong ba lĩnh vực này đều có thể giúp cho bạn xây dựng nghề nghiệp tốt cho tương lai của bạn. Ngày nay phần lớn các công ty đang tìm người tốt nghiệp có bằng cử nhân trong Công nghệ thông tin (CNTT) cho các vị trí mức vào nghề của họ. Tuy nhiên điều quan trọng là lựa chọn trường đúng để vào học vì KHÔNG phải mọi đại học đều như nhau và KHÔNG phải mọi chương trình đào tạo đều tương đương. Từng đại học đều có chương trình đào tạo riêng của nó và chúng thay đổi vì một số chương trình là tốt hơn các chương trình khác. Chẳng hạn, đại học này có thể có mười lăm môn máy tính trong khi đại học khác chỉ cung cấp mười. Một số đào tạo chỉ hội tụ vào viết mã và kiểm thử trong khi số khác có nhiều lớp về kĩ nghệ và thiết kế. Lựa chọn đại học đúng là bước đầu tiên để thu được tri thức và kĩ năng để xây dựng nghề nghiệp của bạn. Vào đại học khớp với mục đích giáo dục và nhân cách của bạn sẽ làm tăng cơ hội bạn sẽ có tương lai tốt hơn. Để tìm ra việc sánh đúng, bạn cần làm nghiên cứu riêng của bạn bằng kiểm điểm và so sánh các chương trình đào tạo trong nhiều đại học để chắc rằng đại học bạn chọn sẽ đáp ứng cho mục đích giáo dục của bạn. Bạn cần nói chuyện với các sinh viên đang học trong lĩnh vực học tập mà bạn muốn ghi danh trong từng đại học để tìm ra thêm về chương trình đào tạo. Bạn có thể kiểm về số người tốt nghiệp có việc làm trong lĩnh vực họ học vì đó là chỉ báo tốt về chất lượng của chương trình đào tạo. Nó là tương lai của bạn cho nên bạn phải làm nghiên cứu bằng cách tới thăm từng trường, và nói chuyện với mọi người trước khi làm quyết định.

Bạn KHÔNG BAO GIỜ nên quyết định về trường mà không tới thăm ít nhất vài trường bất kể bạn nghĩ về một trường đặc biệt tốt thế nào. Một đại học có thể không là tốt nhất cho bạn vì cái tên. Mặc dầu nhiều ngườu đánh đồng chất lượng với tên trường nhưng có thể không nhất thiết vì nhiều trường nổi tiếng có thể không có điều bạn đang tìm. Có thêm vài thành viên gia đình đi cùng bạn trong việc tới thăm trường là ý hay vì bạn có vài ý kiến cũng như có ai đó để thảo luận. Cách tốt nhất tới thăm đại học là cứ tới và nói chuyện với sinh viên. Bạn không phải tham gia chuyến đi thăm có tổ chức của trường vì bạn có thể chỉ lấy thông tin thuận lợi về trường. Sinh viên sẽ chia sẻ cho bạn cách nhìn trung thực nhất của họ về trường và chương trình đào tạo. Chỉ sau khi bạn thu thập mọi thông tin thì bạn có thể tới và nói chuyện với cố vấn và người quản trị nhà trường. Bạn không thể hỏi bất kì câu hỏi nào nếu bạn không có cơ sở nào để hỏi. Nếu có thể, hỏi xin phép được ngồi dự vài lớp để xem cách các sinh viên học và cách lớp được dạy trước khi làm quyết định.

Tương phản với quá khứ nơi các đại học có mọi thứ, các đại học ngày nay được coi là "quá chung chung" nếu họ cung cấp nhiều lĩnh vực học tập mà không có hội tụ nào. Một khảo cứu gần đây bởi Hội đồng đại học Mĩ xếp hạng các trường có nhiều lĩnh vực học tập là “Trung bình” hay “Chung chung ” như tương phản với các trường có ít lĩnh vực học tập hơn nhưng hội tụ vào một số khu vực xuất sắc. Nhớ vấn đề là chất lượng chứ KHÔNG là số lượng, điều xác định ra các trường hàng đầu từ các trường trung bình. Bạn phải nghiên cứu cẩn thận và phải chắc có đủ thông tin để làm quyết định. Bạn phải KHÔNG BAO GIỜ làm quyết định dựa trên các lí do như vì bạn tốt nhất của bạn sẽ vào đó. Chọn trường vì bạn gái hay bạn trai của bạn sẽ vào đó thường là lí do tồi hơn để xây dựng tương lai của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong chọn hai hay ba đại học thì đó là chỉ báo rằng bạn đã làm việc tìm việc tốt. Khi làm chọn lựa cuối cùng của bạn, thảo luận nó với gia đình bạn vì họ có thể giúp bạn.

Mặc dầu CNTT là chọn lựa tốt nhưng từng lĩnh vực trong CNTT lại có khía cạnh đặc biệt mà bạn cần cân nhắc để chắc rằng nó khớp với mục đích và nhân cách của bạn. Khoa học máy tính (CS) là lĩnh vực học tập hội tụ nhiều vào lí thuyết và khía cạnh lập trình. Nếu bạn thích toán học và logic thì đây là lĩnh vực đúng cho bạn. Nhiều sinh viên thường vật lộn trong vài năm đầu của CS vì nó yêu cầu nhiều viết mã vì bạn càng viết mã nhiều, bạn sẽ càng giỏi hơn. Cũng như học chơi nhạc cụ, bạn phải thực hành nhiều để cho giỏi. Người tốt nghiệp trong CS thường làm việc như người kiểm thử phần mềm, người phát triển phần mềm, người phát triển web, và người phát triển mã nhúng v.v. Mặc dầu lĩnh vực này là phổ biến nhất trong các khu vực CNTT, nhưng nếu bạn không thích lập trình, bạn có thể cân nhắc tới các lĩnh vực khác trong CNTT.

Kĩ nghệ phần mềm (SE) là lĩnh vực học tập hội tụ vào qui trình phần mềm, từ pha quan niệm tới pha bảo trì, hay toàn thể vòng đời của phần mềm. Mặc dầu có nhiều môn học trong SE chờm lấp lên CS nhưng lĩnh vực này mở rộng tri thức của bạn sang khu vực mới như kĩ nghệ yêu cầu, phân tích doanh nghiệp nơi bạn phải làm việc với khách hàng để biết nhu cầu của họ. Bạn học về cách kiến trúc và thiết kế hệ thống phần mềm chi tiết. Bạn cũng học cách đo và phân tích cả sản phẩm và qui trình phần mềm. Phần lớn các chương trình kĩ nghệ phần mềm đều yêu cầu dự án Capstone được cho bởi khách hàng bên ngoài. Người tốt nghiệp trong SE thường làm việc như người phát triển phần mềm, người phân tích phần mềm; kiến trúc sư phần mềm, người thiết kế phần mềm, và người quản lí dự án phần mềm.

Quản lí hệ thông tin (ISM) là lĩnh vực học tập tổ hợp kĩ thuật với khía cạnh doanh nghiệp. Trong chương trình này, sau khi học cơ sở về CNTT và một số lập trình, sinh viên hội tụ nhiều vào quản lí hơn là kĩ thuật. Chương trình ISM thường có ít toán học và lập trình hơn CS và SE vì nó hội tụ nhiều vào ứng dụng của công nghệ để giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp. Vì CNTT được dùng trong nhiều doanh nghiệp, người tốt nghiệp lĩnh vực này thường làm việc với những người quản lí doanh nghiệp để xây dựng chiến lược, lập kế hoạch để đảm bảo CNTT có thể cải tiến vận hành doanh nghiệp bằng việc giảm bớt phế thải, tăng lợi nhuận v.v. Người tốt nghiệp trong ISM thường làm việc như người quản lí dự án, người điều phối dịch vụ, người quản trị cơ sở dữ liệu, người quản trị mạng, và chuyên viên thu mua CNTT.

Bất kể chọn lựa của bạn liệu bạn học CS, SE hay ISM, chúng tất cả đều là chọn lựa tốt mà có thể giúp cho bạn xây dựng nghề nghiệp kéo dài trong thời gian lâu. Chúc bạn may mắn!

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem