Làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ Mĩ

Năm ngoái khi dạy ở châu Á, tôi đã hỏi các sinh viên tại sao họ học công nghệ. Tôi ngạc nhiên, đa số sinh viên đều nói: “Vì em muốn làm ra nhiều tiền.” Hay “Em học công nghệ, để cho em có thể tới Mĩ và làm ra nhiều tiền.” Không ai nói bất kì điều gì về giúp gia đình họ hay xã hội của họ. Dường như là tiền là mục đích tối thượng hay nỗi ám ảnh của sinh viên học công nghệ. Khi sinh viên châu Á nghĩ tới làm việc ở Mĩ, nhiều người thường có nhiều quan niệm sai về cuộc sống làm việc thực tại là gì cho nên tôi đã chia sẻ với họ một số thông tin dựa trên kinh nghiệm của tôi.

Tôi bắt đầu: “Có bằng cử nhân trong khoa học máy tính và kiếm việc làm trong ngành công nghiệp Mĩ, các em có thể làm được giữa $75,000 tới $90,000 (dữ liệu năm 2015) một năm. Nhưng các em sẽ phải làm việc nhiều giờ. Mặc dầu từng công ti là khác nhau, về trung bình, phần lớn công nhân kĩ thuật dành quãng mười tới mười hai giờ một ngày và đôi khi lâu hơn, khi được cần. Làm việc “tám giờ” điển hình thực tế không tồn tại trong công nghiệp công nghệ. Nếu các em có thể làm được điều đó, hết tháng nọ tới tháng kia, hết năm nọ tới năm kia, thế thì các em sẽ làm tốt.”

Một sinh viên nêu ra câu hỏi: “Bên cạnh lương, thế còn tuỳ chọn cổ phần và tiền thưởng khi kí vào làm việc thì sao?”

Lại tiền và lợi ích là mối quan tâm chính của những sinh viên này. Tôi trả lời: “Khi công ti công nghệ thuê các em họ sẽ cho các em tiền thưởng khi kí vào làm việc. Thưởng là khác nhau tuỳ theo công ti nhưng trung bình là quãng $10,000 tới $50,000 tuỳ theo vị trí và nhu cầu của công ty. Nếu các em có kĩ năng có nhu cầu cao như Tính toán mây, phân tích dữ liệu lớn, Internet mọi thứ và an ninh cyber, thì các em có thể được $30,000 tới $50,000 thưởng ngay lập tức sau tháng làm việc đầu tiên (dữ liệu năm 2015). Phần lớn các công ti cũng cho các em tuỳ chọn cổ phần. Với các công ti đã được thiết lập hàng đầu như Google, Facebook, Amazon, Microsoft tuỳ chọn này có thể là giữa $25,000 tới $200,000 tuỳ theo vị trí của các em, nhưng các em phải làm việc ở đó trong ba tới năm năm trước khi các em có thể bán cổ phần. Tuy nhiên, với công ti khởi nghiệp, tuỳ chọn cổ phần có thể nhiều hơn nhiều và thậm chí có thể lên tới vài trăm nghìn đô la.”

Cả lớp dường như háo hức. Một sinh viên cười to: “Chúng em không có vấn đề gì với làm việc nhiều giờ. Em thậm chí có thể làm việc hai mươi bốn tiếng nếu cần!” Mặc dầu phần lớn sinh viên đều hài lòng về viễn cảnh làm ra nhiều tiền, không ai hỏi về môi trường làm việc. Tôi tiếp tục: “Tất nhiên, có việc làm với những công ti này, các em phải có kĩ năng kĩ thuật giỏi. Viết mã và lập trình là cơ bản, nhưng các em phải biết thêm về vòng đời phát triển, qui trình phần mềm, và các kĩ năng có nhu cầu đặc biệt cao như phân tích Dữ liệu lớn hay Internet mọi thứ. Các em có cho rằng các em có những kĩ năng đó không? Trường các em có đào tạo các em trong những kĩ năng này không?”

Cả lớp dường như lặng đi một chút. Tôi tiếp tục: “Bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, các kĩ năng quan trọng nhất là kĩ năng mềm như trao đổi, trình bày, và làm việc tổ. Nếu các em không nói được tiếng Anh rất giỏi, các em sẽ có khó khăn qua được phỏng vấn việc làm. Cho dù các em được thuê nhưng không trao đổi tốt, các em sẽ có khó khăn trong thăng tiến nghề nghiệp. Có nhiều người vẫn còn trong việc làm kiểm thử hay lập trình trong nhiều năm vì họ không trao đổi tốt. Ngày nay, phần lớn các công ti công nghệ đều đã đi xa khỏi “môi trường phòng nhỏ” đi vào môi trường “cộng tác mở” nơi mọi người làm việc trong bầu không khí tổ. Một môi trường mở cho phép công nhân nhúng bản thân họ vào trong “văn hoá phát kiến” nơi trao đổi được khuyến khích, và tri thức được chia sẻ tự do để tạo ra các giải pháp phát kiến mới. Nếu các em không trao đổi tốt trong môi trường mở này, các em có thể bị dán nhãn là “không đủ năng lực.” Nếu các em không có kĩ năng làm việc tổ tốt, các em có thể bị gọi là “không hợp tác” và có thể bị loại ra bởi tổ của các em. Trong công nghiệp công nghệ, hoặc các em là một phần của tổ, hoặc các em không. Không có chỗ cho những người thích tự mình làm việc hay làm một cách cá nhân. Vì mọi tổ cạnh tranh với nhau để có được dự án tốt nhất hay cơ hội làm việc trên công nghệ mới nhất, môi trường làm việc là rất cạnh tranh. Ngay cả bên trong một công ti, các tổ cũng cạnh tranh với nhau để chuyển giao giải pháp tốt hơn và để có được dự án tốt nhất. Nếu tổ của các em không cạnh tranh tốt, tổ sẽ thường bị phân cho các công việc mức thấp hơn và thậm chí có thể bị loại bỏ. Do đó, trong các thành viên tổ, có sức ép làm việc vất vả. Nếu các em không đóng góp hay không có năng suất cao hơn, các thành viên tổ sẽ bác bỏ các em. Câu hỏi của thầy là liệu các em có được chuẩn bị để làm việc trong kiểu môi trường có sức ép cao này không?”

Phần lớn sinh viên dường như bị ngạc nhiên bởi vì họ đã không nghe nói gì mấy về bản chất cạnh tranh của công việc công nghệ. Tôi nói thêm: “Công ti trả nhiều tiền cho tri thức và kĩ năng của các em và họ có mong đợi cao. Nếu các em nghĩ các em có kĩ năng xuất sắc ở trường, các em sẽ gặp hàng trăm hay hàng nghìn người có kĩ năng tương tự như các em trong các công ti công nghệ này và tất cả họ đều đang cạnh tranh về các vị trí và lương tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề không phải là về cái gì các em có mà về các em sẽ học kĩ năng tương lai nào. Công nghệ thay đổi nhanh chóng, cho nên các em bao giờ cũng phải bắt kịp bằng việc liên tục học những điều mới. Nếu các em không phát triển thói quen học cả đời hôm nay, trong vài năm các em có thể bị bỏ lại đằng sau. Khi kĩ năng của các em lạc hậu hay không còn được cần tới nữa, công ti sẽ sa thải các em. Sự kiện là trong công nghiệp công nghệ, mọi người đều phải cạnh tranh để giữ việc làm của họ. Kiếm việc làm là dễ, giữ việc làm khó hơn nhiều, và để làm điều đó các em phải hội tụ vào học liên tục. Câu hỏi của thầy là, các em có thói quen học cả đời không? Nếu các em không giữ cho kĩ năng của các em được cập nhật, các em sẽ không sống sót được. Ngày nay các em có thể qua được bài kiểm tra và có được bằng cấp, nhưng khi các em đi làm, không có kiểm tra để đỗ hay bằng cấp để lấy, và mọi thứ tuỳ thuộc vào tri thức và kĩ năng của các em và các em có thể học nhanh thế nào, các em có thể cập nhật tốt thế nào?

Một sinh viên lưỡng lự: “Nhưng chúng ta bao giờ cũng có thể đổi việc làm. Chúng ta được nâng lương lớn ở việc làm tiếp sau dựa trên thiếu hụt kĩ năng trên thị trường.”

Tôi giải thích: “Một trong những quan niệm sai thông thường nhất, đặct biệt ở Thung lũng Silicon là ở chỗ công nhân sẽ có được việc nâng lương lớn ở việc làm tiếp của họ. Điều này điển hình dựa trên việc thiếu hụt kĩ năng. Sự kiện là mọi công ti đều có tập các miền lương cho từng vị trí và trả cho công nhân dựa trên kĩ năng nào họ có thể mang tới cho công ti và họ khớp thế nào trong môi trường làm việc. Nếu các em đã làm việc chỉ trong thời gian ngắn tại một công ti rồi chuyển việc làm, đó là một chỉ báo rằng hoặc các em không có kĩ năng được cần hoặc không khớp trong môi trường làm việc. Công ti thuê người rất thận trọng với những người như điều đó. Các em phải làm việc ít nhất ba tới bốn măm để được coi là có đủ kinh nghiệm để đổi việc làm. Có cuộc phỏng vấn nghiêm ngặt lắm với những người có kinh nghiệm để hội tụ vào kĩ năng kĩ thuật vì họ không muốn các công nhân “thuê rồi đuổi”, cho nên các em đang cạnh tranh với những người có cả kĩ năng hiện thời và kinh nghiệm vì lương hàng đầu. Câu hỏi của thầy là “Các em có kĩ năng nào để làm việc trong công nghiệp công nghệ? Các em có được chuẩn bị để làm việc vất vả không? Các em có kĩ năng học cả đời không? Các em có kĩ năng mềm được cần không? Các em có đủ tính cạnh tranh không? Là người tốt nghiệp công nghệ, các em sẽ có được việc làm tuyệt hảo và lương cao, nhưng các em phải được chuẩn bị, và không có chuẩn bị thích hợp, đó chỉ là suy nghĩ ước ao.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem