Làm việc cho công ty toàn cầu

Làm việc cho công ty toàn cầu

Một người viết cho tôi: “Tôi là người quản lí dự án làm việc trong một công ty phần mềm nhỏ phát triển ứng dụng web. Tôi có ba năm kinh nghiệm là người phát triển web trước khi chuyển lên vị trí quản lí dự án. Tôi thích làm việc cho công ty toàn cầu lớn. Tôi không biết tôi cần kĩ năng nào để chuyển từ công ty nhỏ sang công ty lớn? Nếu tôi có việc làm với công ty toàn cầu tôi có thể làm việc ở hải ngoại được không? Tôi cần kĩ năng nào để làm việc cho công ty nước ngoài? Tôi hi vọng rằng thầy có thể giúp trả lời câu hỏi của tôi.”

Đáp: Nếu bạn được đào tạo và có kinh nghiệm trong quản lí dự án, bạn có kĩ năng mà có thể được dùng trong nhiều công ty và qua các nước. Tất nhiên, từng công ty có thể quản lí các dự án hơi khác đi bởi vì họ dùng công cụ khác, phương pháp và phong cách quản lí khác. Nếu bạn được công ty toàn cầu thuê, bạn sẽ học cách của họ về quản lí dự án. Bạn sẽ biết khu vực nào bạn có thể làm tốt và khu vực nào bạn có thể yêu cầu đào tạo thêm.

Có khác biệt trong quản lí dự án nhỏ và dự án lớn. Chẳng hạn, dự án phát triển web một tháng không cần bản kế hoạch dự án 100 trang nhưng dự án phần mềm ERP ba năm có thể yêu cầu các chi tiết đến chừng nấy. Dự án lớn có thể có vài khách hàng; từng khách hàng có các yêu cầu khác nhau về dự án. Bạn sẽ cần đáp ứng cho từng khách hàng để thu thập nhu cầu của họ, phân tích chúng rồi ưu tiên hoá chúng để có được mọi yêu cầu được tổ chức lại. Trong dự án nhỏ, người phát triển giả định giữ vài vai trò và trách nhiệm nhưng trong dự án lớn, có vài vai trò và trách nhiệm được xác định rõ mà bạn sẽ phải phân công người vào. Chẳng hạn, bạn có thể cần kiến trúc sư phần mềm, lãnh đạo tổ, người thiết kế cấp cao, người phát triển, người kiểm thử, người quản lí cấu hình, đảm bảo chất lượng phần mềm, chuyên viên an ninh, người quản trị cơ sở dữ liệu v.v. Bạn cũng cần chắc rằng công cụ và kĩ thuật mà bạn dùng để quản lí dự án cũng là đổi qui mô được để đáp ứng với các tình huống.

Công ti lớn hơn thường yêu cầu kỉ luật chặt chẽ hơn và có các qui trình chuẩn được xác định rõ cho quản lí dự án. Bạn cần hiểu nhu cầu doanh nghiệp của họ, cấp bậc tổ chức, môi trường, khách hàng, người dùng, các tổ chức hỗ trợ. Bạn cũng cần học về cách họ xử trí với thời gian, chi phí và chất lượng vì chúng sẽ ảnh hưởng tới cách bạn quản lí dự án. Không phải mọi công ty toàn cầu đều có chung những điều tương tự. Nhân tố văn hoá cũng qui định cách mọi người làm việc. Chẳng hạn, các công ty Đức và Nhật Bản là rất hướng chi tiết cho nên bạn phải lập kế hoạch chính xác nhất có thể được với nhiều dữ liệu. Các công ty Pháp, Italy và Tây Ban Nha không cẩn thận lắm trong lập kế hoạch nhưng yêu cầu nhiều họp hành và giải thích. Công ti Mĩ coi phát kiến và tính sáng tạo là rất quan trọng nhưng cho phép linh hoạt trong cách bạn quản lí dự án. Người Nhật Bản ngược lại, không thích mọi người bước ra khỏi biên giới của họ và coi qui tắc và kỉ luật chặt chẽ là quan trọng. Tuỳ theo công ty mà bạn làm việc cho, bạn sẽ học về những nhân tố này.

Là người quản lí dự án, bạn cũng phải là người lãnh đạo giỏi. Bạn nên thông thạo trong khu vực miền chuyên môn để thu được kính trọng từ những người làm việc cho bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải biết mọi thứ nhưng bạn nên chứng tỏ kĩ năng của bạn trong quản lí dự án như vòng đời quản lí dự án; xác định nhu cầu; lập mục đích dự án; ước lượng nỗ lực, thời gian, và lịch biểu; quản lí rủi ro; đánh giá công cụ dự án, và các kĩ năng mềm khác như trao đổi, trình bày, viết và giải quyết vấn đề. Bạn nên lãnh đạo các cuộc thảo luận kĩ thuật trong các thành viên tổ; kiểm điểm kiến trúc của dự án, cũng như kĩ năng tích hợp để xác định các cấu phần khớp với nhau thế nào v.v.

Vì bạn muốn làm việc cho công ty toàn cầu, bạn phải có việc làm chủ xuất sắc ngoại ngữ. Ngày nay, tiếng Anh là phổ biến nhất và là người quản lí dự án bạn phải có khả năng nói, đọc và viết tiếng Anh rất tốt. Như tôi thường nhắc tới trong các blog của tôi, kĩ năng kĩ thuật là không đủ, bạn cũng phải có kĩ năng mềm và kĩ năng ngoại ngữ.

Công ti lớn bao giờ cũng có chương trình đào tạo. Nếu bạn làm việc cho họ, tìm hiểu về chương trình đào tạo và yêu cầu đào tạo thêm để làm quen với cách họ làm kinh doanh. Các công ty toàn cầu thuê người làm việc địa phương nhưng họ thường gửi những người đó ra nước ngoài để đào tạo, họp hành, và để học cách các phần khác của công ty đang vận hành. Bao giờ cũng có cơ hội để làm việc ở nước ngoài khi bạn tiến lên vị trí cao hơn, đặc biệt khi họ cần lấp vào vị trí then chốt nào đó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem