Làm việc ở hải ngoại
Tôi đã nhận được nhiều emails từ những người tốt nghiệp đại học hỏi về cơ hội làm việc ở Mĩ cho các công ty như Microsoft, Google, Apple hay Facebook v.v. Khi tốt nghiệp với bằng cấp trong kĩ nghệ phần mềm, khoa học máy tính, hay quản lí hệ thông tin, cơ hội là rất tốt rằng nhiều công ty Mĩ cần kĩ năng của bạn nhưng có vài điều bạn cần trả lời để xác định phẩm chất của bạn.
Điều thứ nhất là về danh tiếng của đại học của bạn và chương trình đào tạo. Các công ty toàn cầu này mà bạn muốn xin vào làm việc có biết về đại học của bạn và chương trình đào tạo không? Chương trình đào tạo của bạn có được chính thức công nhận bởi chuẩn quốc tế hay chuẩn của Mĩ như ABET không? Có mối quan hệ giữa đại học của bạn và các đại học khác ở Mĩ không? Những công ty này có văn phòng ở nước bạn không? Người của họ có tích cực tuyển mộ sinh viên từ đại học của bạn không? Nếu câu trả lời là "Có″ thì bạn đáp ứng phân loại yêu cầu chất lượng. Trong trường hợp này, bạn có thể liên hệ với văn phòng của họ ở nước bạn để hỏi về cơ hội nghề nghiệp mở ra. Khi điền đơn xin việc, bạn cần tuân theo chỉ dẫn và viết rõ ràng đại học của bạn, bằng cấp, kĩ năng và bất kì kinh nghiệm nào bạn có. Bất kì kinh nghiệm dự án hay công việc phần mềm nào cũng đều có ích, kể cả dự án capstone. Tôi biết rằng cả Google và Microsoft đều rất tích cực trong tuyển mộ người tốt nghiệp phần mềm từ Trung Quốc, Ấn Đọ và Singapore v.v. Mỗi năm, họ thuê quãng vài trăm cho tới hàng nghìn người tốt nghiệp ở đó. Nếu đơn của bạn được chọn, bước tiếp là có cuộc phỏng vấn việc làm, thường qua điện thoại hay “Skype.”
Điều thứ hai là về kĩ năng tiếng Anh của bạn. Không ai sẽ thuê bạn nếu bạn không nói được ngôn ngữ của họ. Bạn phải giỏi tiếng Anh trong nói, nghe và viết và phải có khả năng trao đổi tốt với người nói tiếng Anh. Không có kĩ năng ngôn ngữ xuất sắc, bạn thậm chí sẽ KHÔNG qua được cuộc phỏng vấn đầu tiên của họ; thường tiến hành qua điện thoại bởi những người ở bộ phận tài nguyên nhân lực của họ. Cuộc phỏng vấn điển hình trong các công ty này bao gồm ba pha: Phỏng vấn với người phụ trách tài nguyên nhân lực để xác định phẩm chất của bạn cho công việc; phỏng vấn với người kĩ thuật để nhận diện tri thức và kĩ năng của bạn; và phỏng vấn với người quản lí thuê người để xác định liệu bạn có "khớp" vào môi trường làm việc của họ không. Qua được ba cuộc phỏng vấn này nghĩa là bạn sẽ có được việc làm bạn muốn.
Như tôi đã viết nhiều lần trong blog này, bằng cấp của bạn chỉ là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa cơ hội. Để có được việc làm, bạn phải có cả tri thức và kĩ năng và cuộc phỏng vấn thứ hai với tổ những người phát triển kĩ thuật sẽ xác định bạn hiểu biết thế nào. Họ thường cho bạn nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết, mỗi vấn đề có thể yêu cầu bạn viết mã, thiết kế, và trả lời những câu hỏi kĩ thuật. Phần lớn các câu hỏi đều có liên quan tới vị trí mà bạn đang xin vào và khu vực mà họ nghĩ bạn sẽ làm việc tại công ty họ. Chẳng hạn, nếu bạn xin vào vị trí kiểm thử, câu hỏi sẽ hội tụ nhiều vào kiểm thử và viết mã.
Nếu bạn đáp ứng được mọi yêu cầu và qua được ba cuộc phỏng vấn này bạn sẽ được thuê. Công ti sẽ làm việc với bạn để có được visa có thẩm quyền làm việc (H1B) từ chính phủ Mĩ. Nói chung mọi người không thể có được phép làm việc với một công ty thuê họ về một việc đặc biệt. Vì bạn có kĩ năng được cần mà đang thiếu hụt trầm trọng, vấn đề thường là phải mất vài tháng trước khi bạn có được phép vào làm việc. Visa H1B này cho phép bạn làm việc ở Mĩ rrong thời kì ba năm với việc kéo dài thên ba năm nữa, tổng cộng là sáu năm.
Ngược với nhiều tin đồn giả về lương thấp, nếu bạn được thuê, lương của bạn và các phúc lợi sẽ là giống như mọi công nhân trong công ty. Luật của Mĩ yêu cầu rằng mọi công nhân phải được đối xử như nhau, không có khác biệt giữa công nhân Mĩ và công nhân nước ngoài.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com