Kinh nghiệm của kĩ sư phần mềm

Ngày xưa, sinh viên tốt nghiệp quay lại thăm thầy và trường cũ của mình là thông thường, nhưng ngày nay điều đó là hiếm. Khi sinh viên đã tốt nghiệp, họ ra đi và mối quan hệ giữa thầy và trò hiếm khi kéo dài ra ngoài thời gian trong trường. Tuy nhiên, tuần trước một cựu sinh viên đã tốt nghiệp vài năm trước đây quay lại gặp em. Anh ấy là một sinh viên giỏi cho nên em mong đợi rằng anh ấy sẽ làm tốt nhưng điều anh ấy nói với em không phải là điều em đã mong đợi. Anh ấy nói: “Em đã làm năm việc trong ba năm. Chẳng có gì để tự hào nhưng hồi tưởng lại, em đã học được bài học tốt và đó là lí do tại sao em quay lại thăm thầy.”

Anh ấy giải thích: “Sau khi tốt nghiệp, em có được đề nghị việc làm từ một công ty mới khởi nghiệp nơi họ trả lương tốt. Em đã KHÔNG kiểm tra về công ty nhưng đã mù quáng bởi lương và viễn cảnh làm giầu. Việc làm này không kéo dài lâu bởi vì sau mười tháng công ty đệ đơn phá sản và em phải tìm việc khác. Như một thanh niên, sau khi kiếm được việc làm trả lương khá, em tiêu nhiều hơn em làm ra. Em mua nhiều thứ, máy laptop, điện thoại di động, hệ thống stereo và ti vi màn hình phẳng cho nên khi em bị sa thải, em cũng gặp vấn đề tiền nong. Điều em học được là cho dù bạn có việc làm tốt, bạn bao giờ cũng nên được chuẩn bị trong trường hợp cái gì đó xảy ra. Cuối cùng, em tìm được việc khác, cho dù nó được trả lương kém hơn bởi vì em cần tiên để giữ cho phong cách sống tiêu thụ của em tiếp tục. Việc làm tiếp của em là trong công ty tài chính nhưng sau nhiều tháng, em thấy lĩnh vực tài chính rất chán. Bởi vì em không thích việc làm này, em cũng có nhiều xung đột cá nhân với đồng nghiệp. Từng ngày làm việc đều khổ sở cho nên em bỏ việc này và kiếm việc xây dựng website cho một công ty internet. Việc làm này được trả tiền ít hơn vì nó chỉ yêu cầu kĩ năng lập trình cơ bản mà bất kì ai cũng có thể học được trong vài tháng nhưng vào lúc đó, bất kì việc làm mới nào cũng đều tốt hơn việc làm cũ. Tất nhiên, sau vài tháng, em thấy nó không đủ thách thức và em lâm vào nhiều tranh cãi với đồng nghiệp. Em bị cho thôi việc sau khi cãi với người quản lí và bị thất nghiệp trong nhiều tháng trước khi tìm được việc làm mới cho văn phòng chính phủ. Việc làm này không hứng thú, phần lớn là bảo trì các ứng dụng cũ mà ai đó đã viết nhiều năm trước nhưng nó vẫn tốt hơn là không có gì. Em ở đó trong một năm trước khi em tìm thấy việc làm tốt hơn ở một công ty phần mềm. Trong việc làm mới này, em bắt đầu học những điều mới và em sung sướng với thách thức mới này. Em làm việc chăm chỉ và cuối cùng được đề bạt làm người quản lí dự án. Bây giờ em nhận ra nhiều sai lầm em đã phạm phải trong nghề nghiệp và điều gì em nên làm và không nên làm."

Tôi hỏi: “Vậy bạn đã học được gì từ những kinh nghiệm này?”

Anh ấy nói: “Em đã học được rằng em phải biết kiểu công việc làm em thích để cho em có thể xây dựng nghề nghiệp trên nó thay vì cứ lấy bất kì việc làm nào. Em nhớ rằng thầy đã nói với chúng em về tầm quan trọng của việc có nghề nghiệp thay vì việc làm. Nghề nghiệp là tiến bộ của cuộc sống làm việc của bạn dựa trên một khu vực đặc biệt mà bạn được đào tạo trong khi việc làm là hoạt động được thực hiện để đánh đổi lấy việc trả lương. Em đã KHÔNG chú ý tới sự khác biệt này và đó là lí do tại sao điều đó đã xảy ra cho em. Sau nhiều kinh nghiệm xấu, em đã học được rằng em KHÔNG nên nhận việc chừng nào nó chưa cung cấp ít nhất hai điều. Thứ nhất em phải thích điều em sẽ làm và bằng việc làm nó em cũng học những kĩ năng mới. Bây gì em biết thầy ngụ ý bởi tiến bộ về nghề nghiệp và em nên chọn việc làm dựa trên tiến bộ của điều em sẽ học được, KHÔNG dựa trên tiền bạc, KHÔNG dựa trên địa vị, và KHÔNG dựa trên việc không thích thú với việc hiện thời.”

Tôi hỏi anh ấy: “Bạn học được cái gì khác nữa?"

Anh ấy nói: “Nghề nghiệp là điều em lấy ra từ điều em đưa vào. Nếu em đóng góp thì em sẽ được thưởng bằng tri thức và kĩ năng vì bạn đang tạo ra tiến bộ. Nếu em đưa nỗ lực vào thì em rất có thể sẽ được cấp quản lí ghi nhớ khi cơ hội tới. Cho dù em có thể không có được chức vụ, em vẫn học được nhiều và điều đó sẽ giúp em khi em cần chuyển sang chức vụ mới. Em đã học phải giỏi ở điều em làm bởi vì em đưa nỗ lực vào để thu được kĩ năng và tri thức tốt hơn. Có những tri thức chuyên gia này sẽ làm em thăng tiến dưới dạng nghề nghiệp, tài chính và hạnh phúc toàn thể. Em cũng học được rằng em phải chọn lựa công ty mà em muốn làm việc cho. Trong thời đại Internet này, dễ làm nghiên cứu về công ty triển vọng của bạn. Phần lớn các công ty đều có websites, nơi bạn có thể kiểm tra lịch sử công ti, cách quản lí và sản phẩm. Điều này không chỉ cho phép bất kì ai hình thành nên ấn tượng về công ty mà còn cho phép ứng cử viên có nền tảng tốt để hỏi các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn để hình dung ra liệu công ty có là điều bạn muốn không. Tất nhiên, tiền là quan trọng nhưng nó KHÔNG nên là lí do duy nhất để đổi việc làm hay để làm việc cho công ty.

Tôi bảo anh ấy: “Đó là quan sát tốt. Tôi mừng là bạn đã đi tới kết luận đó nhưng bạn còn học được cái gì khác nữa?”

Anh ấy mỉm cười: “Em đã học được nhiều hơn. Em đã học rằng KHÔNG chỉ bạn có ông chủ tốt mà còn cả đồng nghiệp của bạn nữa. Khi em bắt đầu việc làm đầu tiên, em kiêu ngạo vì em coi là em thông minh hơn hầu hết mọi người. Trong việc làm thứ hai, em đã KHÔNG hoà hợp với mọi người vì em tiếp tục với thái độ kiêu ngạo của mình và đó là lí do tại sao em đã không kéo dài được lâu. Công ti tài chính KHÔNG là hệt như công ty phần mềm vì em em phải làm việc với người kinh doanh và khách hàng và họ không dung thứ cho người kĩ thuật kiêu ngạo như em. Trong cuộc đời làm việc của mình, em đã học tất cả những điều xấu như tán gẫu ở văn phòng, lan truyền tin đồn giả, làm thì ít mà đòi hỏi thì nhiều, nhưng em cảm thấy mặc cảm về những hành vi xấu này vì chúng KHÔNG đem lại cho em hạnh phúc nào. Đó là lí do tại sao em đã đổi việc lần nữa nhưng lần này em đã học được rằng em phải kiểm tra kĩ lưỡng mọi công ty triển vọng trước khi nộp đơn xin việc. Em hiểu rằng có việc làm là điều cần thiết để đảm bảo an ninh cho điều cơ bản như chỗ ở, thức ăn và quần áo nhưng nghề nghiệp còn nhiều hơn là phương tiện có thu nhập. Nó là cách có mục đích trong cuộc sống, cơ hội cho đóng góp xã hội, cách đặt ra và đạt tới mục đích cá nhân. Đây không phải là cái gì đó mới, thầy và các thầy khác đã nhắc tới nó nhiều lần trong lớp nhưng em đã không nắm được nó. Đó là lí do tại sao em quay lại để nói cám ơn những lời khuyên bảo của thầy và hi vọng rằng các sinh viên khác có thể học được từ kinh nghiệm của em.”

Tôi bảo anh ấy tới lớp tôi và cho sinh viên vài "lời khuyên bạn bè”. Đây là điều anh ấy đã nói với lớp:

“ĐỪNG nhận việc làm bởi vì nó thuận tiện. ĐỪNG nhận việc làm vì nó trả lương cao. ĐỪNG nhận việc làm vì bạn không thích việc làm hiện tại của bạn và nghĩ rằng bất kì việc làm gì mới cũng sẽ tốt hơn. Bạn PHẢI biết bạn muốn làm gì trong cuộc đời. Nhớ tại sao bạn ở đây: Để có được giáo dục. Làm bất kì sẽ giúp cho bạn với mục đích này là ưu tiên. Bài học đầu tiên trong xây dựng nghề nghiệp là ở chỗ bạn KHÔNG phải tìm cái gì đó hoàn hảo hay là anh hùng. Bạn KHÔNG cần làm cái gì đó phi thường mà chỉ hạnh phúc khi bạn làm tiến bộ trong việc xây dựng nghề nghiệp của bạn. Là người phần mềm, bạn đã làm chọn lựa tốt về việc làm sung mãn hơn trong lĩnh vực này. Khi bạn bắt đầu nghề nghiệp với bằng cấp giáo dục cao hơn trong tay, bạn sẽ làm ra nhiều tiền hơn và được trao cho nhiều trách nhiệm hơn người khác nhưng bạn phải khiêm tốn bởi vì có nhiều điều hơn trong cuộc sống hơn chỉ là tiền bạc hay chức vụ. Bạn phải tiếp tục học bởi vì mọi sự sẽ thay đổi. Đào tạo thêm và kinh nghiệm sẽ làm cho việc làm của bạn thậm chí còn tốt hơn cho trưởng thành cá nhân của bạn và cuối cùng cho mục đích của bạn. Chung cuộc, khi bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, hãy tìm cái gì đó mà bạn tự nhiên thích và từ đó làm nỗ lực thêm để hoàn thành hứng khởi cá nhân này. Theo cách đó, bạn có thể thu được nhiều điều trong cuộc sống hơn chỉ có việc làm để có thức ăn trên bàn. Bạn có thể tìm ra lí do cho sự tồn tại của bạn, lí do để thức dậy mỗi sáng và sống cả ngày của bạn tới mức tràn đầy nhất.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem