Kĩ năng máy tính

Ngày nay kĩ năng máy tính là quan trọng như việc đọc và viết nhưng không mấy sinh viên hiểu tác động của công nghệ thông tin lên các lĩnh vực học tập của họ. Vài tuần trước, một sinh viên kinh doanh hỏi tôi: “Tại sao em cần kĩ năng máy tính? Em vào trường để là người quản lí kinh doanh chứ không là người lập trình máy tính.” Tôi bảo cô ấy: “Ngày nay người quản lí doanh nghiệp cần thông tin để làm quyết định. Em có thể không cần kĩ năng lập trình nhưng em phải biết cách dùng máy tính để hỗ trợ cho công việc của em. Trong chương trình quản trị kinh doanh, có môn học tên là "Phân tích doanh nghiệp" nơi sinh viên học truy nhập cơ sở dữ liệu và dùng phần mềm Trinh sát doanh nghiệp để làm quyết định. Thầy khuyên rằng em học môn "Nhập môn hệ thống máy tính" trước để hiểu ứng dụng của công nghệ thông tin trong công nghiệp cũng như một số kĩ năng máy tính cơ bản trước khi học môn "Phân tích doanh nghiệp" nơi em sẽ học cách thu thập dữ liệu, phân tích chúng, và tổ chức chúng thành thông tin có ích cho việc làm quyết định.” Ngày nay gần như mọi việc làm đều yêu cầu kĩ năng máy tính và với nhiều việc làm mở ra thế, vấn đề là tại sao thanh niên không học nhiều về kĩ năng máy tính?

Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy ở Trung Quốc, một giáo sư phàn nàn: “Ngày nay sinh viên chỉ nhìn vào thị trường việc làm hiện thời thay vì xu hướng công nghiệp là gì. Việc làm nóng bây giờ là trong xây dựng, tiếp thị, tài chính và ngân hàng cho nên phần lớn sinh viên chọn các lĩnh vực này. Công nghiệp phần mềm không được thiết lập tốt ở đây và nó không trả lương tốt cho nên sinh viên không chọn nó. Ở Trung Quốc, việc làm phần mềm phần lớn là việc làm hỗ trợ và trả lương thấp. Người tốt nghiệp phần mềm thường làm việc trong hệ thông tin hỗ trợ cho ngân hàng, công ty tài chính hay cơ xưởng chế tạo. Chỉ những người tốt nghiệp từ các trường hàng đầu mới có thể kiếm được việc làm trong các công ty phần mềm như Alibaba, Tao Bao, Hoa Vĩ, hay Baidu. Những việc làm đó là khó kiếm vì bạn phải biết ai đó để được thuê. Hiện thời phần lớn sinh viên nghĩ về công việc phần mềm như "viết mã và kiểm thử", điều không hấp dẫn.”

Giáo sư khác nói thêm: “Không có đủ thông tin về lập kế hoạch nghề nghiệp ở Trung Quốc. Phần lớn sinh viên chỉ nghĩ về việc kiếm việc làm nhưng không phát triển nghề nghiệp. Họ không biết cách lập kế hoạch trước và phần lớn chỉ nghĩ về việc làm sau khi họ đã tốt nghiệp. Tất nhiên họ sẽ nhận bất kì việc làm nào mà họ có thể kiếm được và nhiều người không làm việc trong lĩnh vực liên quan tới giáo dục của họ. Sự kiện đáng buồn là giáo dục của họ là hoàn toàn phí hoài. Điều thông thường là thấy những người tốt nghiệp khoa học đi bán quần áo hay làm việc trong văn phòng du lịch. Lí do là sinh viên thường chọn cái gì là nóng ngày nay mà không nghĩ về cái gì sẽ xảy ra trong năm năm hay mười năm tới cho nên nhiều người bỏ lỡ các cơ hội tốt. Trước cuộc khủng hoảng tài chính, phần lớn sinh viên ghi danh vào trường kinh doanh và ngày nay Trung Quốc có nhiều triệu người tốt nghiệp kinh doanh bị thất nghiệp. Ngay cả với thông tin sẵn có trên Internet, phần lớn sinh viên không chú ý. Sự kiện dáng buồn là ngày nay sinh viên không đọc nhiều, nếu họ đọc cái gì đó, nó phần lớn là xu hướng tiêu thụ thay vì xu hướng công nghệ. Họ biết rõ về các điện thoại di động mới nhất và thời trang mới nhất để cho họ có thể mua iPhones, iPads hay iWatch v.v. mới nhất. Về căn bản họ là người tiêu thụ công nghệ nhưng không là người phát minh công nghệ. Ở Trung Quốc phần mềm không được coi là kinh doanh tốt vì dễ dàng sao chép thế. Phần lớn phần mềm được dùng ở Trung Quốc đều sao chép lậu vì ít người trả tiền mua chúng. Về căn bản ở Trung Quốc chúng tôi sao chép đủ thứ, từ phần cứng tới phần mềm và sản phẩm thời trang. Đó là lí do tại sao công nghiệp phần mềm không làm tốt ở đây và ít sinh viên chọn lĩnh vực này.”

Nhưng vấn đề không phải là về học khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm vì tôi không thể hình dung được việc làm nào ngày nay mà không dùng máy tính. Vậy mà hầu hết các trường không cho sinh viên cơ hội học nó. Trong ba mùa hè vừa qua dạy học ở Trung Quốc, tôi thường nghe các giáo sư nói rằng hệ thống giáo dục của họ cần thay đổi để cho Trung Quốc có thể là xã hội tri thức với nền kinh tế mạnh để giải quyết thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học nhưng tôi không thấy bằng chứng nào rằng thay đổi đang xảy ra. Một người bạn hỏi tôi: “Thế thì làm sao thầy thấy như bằng chứng?” Tôi bảo cô ấy: “Tôi hiểu rằng có thể mất thời gian cho hệ thống giáo dục thay đổi nhưng bước đầu tiên là dạy kĩ năng máy tính cơ bản trong mọi lĩnh vực. Không có những kĩ năng này, sẽ khó chuyển sang Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM).

Một sinh viên hỏi tôi: “Tại sao em cần máy tính để học toán? Trong hàng nghìn năm, chúng ta có thể học toán mà chẳng có gì.” Tôi giải thích: “Tất nhiên em có thể học toán mà không có cái gì nhưng chúng ta hãy nhìn lại trong lịch sử. Máy tính đầu tiên đã được phát minh ra là Bàn tính ở Trung Quốc đúng không? Trong hàng nghìn năm người Trung Quốc đã dùng bàn tính để tính toán. Chính kĩ năng dùng công cụ để làm tính toán nhanh hơn và tốt hơn. Ngày nay chúng ta có nhiều dữ liệu thế, và máy tính được tạo ra để thu thập, phân tích và xử lí những dữ liệu này để cho chúng ta thông tin mà chúng ta cần để làm quyết định. Ngày nay kĩ năng máy tính là bản chất vì phần lớn các công ty đều mong đợi người tốt nghiệp đại học có những kĩ năng này như điều kiện để thuê. Họ cũng mong đợi người tốt nghiệp quen thuộc với nhiều nền tảng và thiết bị như máy tính cá nhân, điện thoại di động và máy tính bảng. Phần lớn công việc văn phòng sẽ yêu cầu người tốt nghiệp ít nhất phải biết cách dùng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint và Outlook) và cách dẫn lái đi trên Internet. Tất nhiên phần lớn thanh niên ngày nay đều quen thuộc với những kĩ năng này nhưng việc học cách dùng chúng trong hoàn cảnh doanh nghiệp lại không hệt như trong hoàn cảnh thường. Ngôn ngữ mà bạn dùng trong phòng chat và twitter không phải là một với ngôn ngữ bạn sẽ dùng trong doanh nghiệp. Vậy mà nhiều sinh viên tôi gặp không phân biệt được sự khác biệt này. Khi bạn viết email cho người quản lí của bạn, bạn không dùng cùng ngôn ngữ ngắn gọn như bạn dùng trong twitter hay phòng chat. Một trong những kĩ năng máy tính quan trọng nhất là phân tích dữ liệu. Bất kể lĩnh vực học tập nào bạn chọn, phần lớn việc làm sẽ yêu cầu công nhân có năng lực truy nhập và phân tích thông tin, rồi dùng thông tin đó để làm quyết định, khuyến cáo, hay lập kế hoạch dự án.

Vấn đề là ở chỗ trong khi hệ thống giáo dục chậm thay đổi nhưng nó vẫn tạo ra nhiều người tốt nghiệp đại học. Nếu họ không có kĩ năng họ cần để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm, nếu họ không có kĩ năng máy tính cơ bản, nếu họ không biết cách làm việc trong tổ hay suy nghĩ phê phán, nếu họ không thể giải quyết được vấn đề và có kĩ năng mềm, thì họ có thể không có khả năng kiếm được việc làm trong thị trường cạnh tranh này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com