Kĩ năng duy nhất bạn cần

Kĩ năng duy nhất bạn cần

Tôi đã nhận được nhiều emails từ các sinh viên hỏi lời khuyên về học kĩ năng nào? Kĩ năng nào họ cần để có được việc làm tốt? Môn học nào họ cần học để chuẩn bị cho tương lai? Họ nên học ngôn ngữ lập trình nào? Họ nên biết công nghệ nào? Họ nên đọc sách kĩ thuật nào? Câu trả lời của tôi là đơn giản: “Mọi điều họ cần là phát triển Thái độ học cả đời.”

Logic đơn giản của tôi là: Ngôn ngữ lập trình sẽ thay đổi; công nghệ sẽ thay đổi; và kĩ năng sẽ tới và đi nhưng thái độ của bạn về việc học sẽ không bao giờ thay đổi. Ngày nay di động có thể là nóng nhưng ai biết tiếp sẽ là cái gì? Vài năm trước, Microsoft đã là lực chi phối trong thị trường máy tính nhưng ngày nay Apple và Google là mạnh nhất nhưng không ai biết người mạnh tiếp sẽ là ai? Ngày nay Java là ngôn ngữ phổ biến nhưng có Python và Ruby nổi lên và ai biết ngôn ngữ lập trình nào sẽ xảy ra tiếp? Bạn có thể nghĩ “Computer Science 50” là môn học tốt nhất mà bạn đã học nhưng có “Big data 101” và “Software Engineering architecture 205” và ai biết môn nào tốt hơn? Về căn bản chỉ có một câu trả lời: Bạn cần học liên tục không thành vấn đề công nghệ nào đang nổi lên và ngôn ngữ lập trình nào là phổ biến. Chừng nào bạn còn đam mê về học, bạn sẽ học tốt.

Nếu bạn bắt đầu với một công nghệ đặc biệt, bạn sẽ bối rối khi nó trở nên lỗi thời vì công nghệ thay đổi. Nếu bạn muốn biết ngôn ngữ lập trình nào để hội tụ vào thì bạn sẽ không thoải mái khi các ngôn ngữ khác tới. Cách đúng để làm là sẵn sàng học những điều mới bằng tâm trí cởi mở và giữ cho bản thân bạn hiện thời với bất kì điều gì đang xảy ra trên thế giới. Học cả đời là kĩ năng duy nhất bạn cần và là cách duy nhất để sống còn trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Bạn sẽ làm tốt trong mọi thứ nếu bạn làm “Học cả đời” thành một phần của đời bạn. Để làm điều đó bạn cần đọc nhiều hơn để theo kịp với mọi thay đổi. Ngày nay điều đó dễ hơn nhiều vì gần như mọi thứ bạn cần sẽ sẵn có trên Internet.

Phần lớn các sinh viên đều coi việc học là với giáo dục chính thức trong trường nhưng việc học không nên dừng lại khi họ tốt nghiệp. “Học ở trường” chỉ là một kiểu học. Có nhiều cơ hội đẩy xa hơn tri thức của bạn trong cả đời bạn. Bạn học những điều mới khi bạn làm việc, bạn học điều mới khi bạn phạm sai lầm, bạn học điều mới vào mọi lúc. Tuy nhiên, việc học cả đời là về duy trì thái độ tích cực với việc học cả cho phát triển cá nhân và chuyên nghiệp. Bạn được động viên học bởi vì nó cải tiến các kĩ năng của bạn và hiểu biết của bạn về thế giới xung quanh bạn và nó cung cấp cho bạn cơ hội tốt hơn để làm giầu cho cuộc sống của bạn. Nó sẽ giữ cho bạn tin tưởng hơn và thích nghi hơn với thay đổi khi nó xảy ra.

Các ngôn ngữ lập trình bạn học, các công nghệ bạn dùng như là một phần của việc học cả đời của bạn vì bạn bao giờ cũng học những điều mới khi thay đổi xảy ra. Hôm nay bạn học Java nhưng ngày mai bạn có thể học Python, bất kì cái gì là quan trọng cho bạn. Hôm nay bạn đang dùng máy tính cá nhân nhưng ngày mai bạn có thể dùng điện thoại thông minh, thiết bị nào bạn dùng không thành vấn đề, bạn biết phải làm gì khi bạn bao giờ cũng học. Khi bạn tốt nghiệp và tìm việc làm, các công ti đang tìm những kĩ năng đặc biệt và nếu bạn có chúng bạn sẽ có được việc làm. Tuy nhiên, bạn không thể giữ được cùng kĩ năng đó và mong đợi chúng kéo dài mãi mãi, công nghệ thay đổi cho nên bạn cũng phải thay đổi. Bạn phải biết rằng công ti thuê bạn vì kĩ năng của bạn nhưng họ có thể sa thải bạn khi bạn không có kĩ năng mà họ cần. Để giữ việc làm, bạn phải giữ việc học tập để là một nhân viên có giá trị. Bằng việc có thái độ học cả đời, bạn sẽ thăng tiến nghề nghiệp của mình qua việc đi lên do khả năng của bạn học những điều mới.

Việc học cả đời yêu cầu tự động viên. Bạn cần cảm thấy đam mê về việc học và khả năng học của bạn thì bạn sẽ học tốt. Học cả đời yêu cầu rằng bạn thu nhận thông tin mới qua việc đọc, lắng nghe, quan sát, thực hành và áp dụng vì cơ hội có khắp quanh bạn. Chìa khoá là thu được thông tin liên quan và có nghĩa và phát triển điều này thành tri thức và kĩ năng riêng của bạn. Bằng việc áp dụng điều bạn thu nhận và tự hỏi bản thân mình các câu hỏi như: 'Làm sao kĩ năng này giúp được trong nghề của mình?' hay 'Tri thức mới này đã dạy cái gì cho mình về bản thân mình?” điều đó sẽ giúp bạn đi ra ngoài qui trình học truyền thống và đi vào trong quá trình học sâu sắc mà bạn chưa bao giờ kinh nghiệm trước đây.

Nếu bạn nhìn vào trong lịch sử của các công ti công nghệ, bạn sẽ thấy rằng có chu kì lên và xuống. Khi công ti đang ở phía đi xuống, họ sa thải nhiều người; phần lớn trong số người này không còn được cần tới vì họ không có kĩ năng được cần cho công ty. Nếu bạn nhìn vào IBM, phần lớn những người làm việc trên máy tính lớn đều phải ra đi khi máy tính cá nhân chi phối thị trường. Nếu bạn nhìn vào Microsoft, phần lớn những người làm việc trên Window XP hay Window 7 đều được bảo phải ra đi vì công nghệ thay đổi. Trong vài năm qua, nhiều người công nghệ trở nên bị thất nghiệp và nhiều người không bao giờ kiếm được việc làm khác vì họ không thể học được điều mới. Trong nhiều năm họ hài lòng với điều họ biết nhưng không phát triển thói quen học cả đời. Họ không thể thay đổi được bây giờ bởi vì quá trễ rồi, có nhiều người có kĩ năng, người năng nổ nắm lấy việc làm của họ. Ngày nay qui tắc sống còn là: “Không quan trọng bạn biết bao nhiêu nhưng quan trọng là bạn có thể học nhanh bao nhiêu.”

Theo báo cáo công nghiệp, trên 75% số người bị sa thải trong vài năm qua đều là những người quản lí khi công ti bắt đầu “làm phẳng” kết cấu nền để giảm quan liêu và được linh hoạt đáp ứng cho thị trường đang thay đổi. Điều đó đã xảy ra trên khắp thế giới, từ Mĩ và Anh tới Đức, Scandinavia nhưng bây giờ nó đang xảy ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các nước thường có chính sách “sử dụng lao động cả đời.” Những nước bảo thủ này phải thay đổi vì nền kinh tế của họ bị tù đọng. Những người lãnh đạo của họ đều biết rằng không thay đổi nhanh, họ không thể cạnh tranh được. Người bạn Nhật Bản của tôi nói với tôi rằng đó là cú choáng lớn cho hầu hết những người quản lí vì họ tin rằng việc làm của họ được an ninh. Khi các công ti như Sony, Panasonic, Hitachi, Toyota, và Honda đang mất tiền và không thể cạnh tranh được, những hành động triệt để được cần tới và những người này được bảo rằng họ không còn được cần nữa. Người ta dự đoán rằng Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ cũng sẽ thay đổi vì cạnh tranh toàn cầu là dữ dội và không có hành động cần thiết, họ không thể giữ được sự tăng trưởng kinh tế của họ.

Lời khuyên của tôi là những công nghệ hay ngôn ngữ lập trình nào đó có thể có ngày hôm nay và ngày mai mất đi, nhưng có thái độ học tập cả đời là kĩ năng quí báu nhất mà bạn có thể có và nên có thì bạn không bao giờ phải lo lắng về tương lai của bạn. Nhớ để đầu óc cởi mở cho những điều mới, bao giờ cũng đọc nhiều hơn bắt kịp với thay đổi thì bạn sẽ học tốt.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem