Học ngoại ngữ
Tuần trước, một sinh viên gửi cho tôi một quảng cáo trong báo địa phương có nói rằng bạn có thể học ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng Nhật bằng việc nghe vài CD và hỏi ý kiến tôi.
Tôi đã thấy các quảng cáo kiểu này trên khắp thế giới đặc biệt là ở các nước châu Á nơi nhu cầu học ngoại ngữ là cao. Lời đề nghị của tôi: “Không ai có thể học ngoại ngữ bằng việc nghe CD như nghe nhạc. ĐỪNG phí tiền của bạn vào những điều như thế này.” Nếu mục đích của bạn là học ngoại ngữ, mua CD sẽ KHÔNG giúp gì. Có lẽ bạn KHÔNG học được mấy từ "Sách đặc biệt" mà quảng cáo rằng bạn có thể nói tiếng nước ngoài trong vòng vài tuần hay một tháng. Đây toàn là quảng cáo giả.
Học ngoại ngữ là KHÔNG dễ. Điều đó có nghĩa bạn phải thực hành và điều đó là mất thời gian. Có thang về thành thạo ngôn ngữ được Viện dịch vụ nước ngoài - Service Institute (FSI) phát triển đi từ 0 tới 5. "0″ nghĩa là bạn chỉ biết vài từ như “Yes, No, Hello, Goodbye” và "5″ nghĩa là bạn nói thông thạo như người bản ngữ. FSI thấy rằng mức "2″ là cần để trao đổi khi du hành ở nước ngoài và mức “3” là đủ tốt để học tập hay sống ở nước ngoài. Đạt tới mức “2” yêu cầu quãng bẩy trăm tới một nghìn giờ hướng dẫn VÀ thực hành. Thường mất 6 tháng tới một năm để đạt được mức này. “Mức 3” yêu cầu học tập trung và nhiều giờ hơn nhiều để thực hành.
Đề nghị của tôi là nếu bạn muốn học ngoại ngữ bạn nên theo các lớp ngoại ngữ trong trường của bạn. Tốt hơn rất nhiều nếu bắt đầu từ lớp cho người mới bắt đầu rồi chuyển lên các môn trung gian và chuyên sâu trong trường địa phương của bạn. Không có phép màu hay lối tắt trong học ngoại ngữ, nó cần thời gian và bạn phải kiên nhẫn.
Tôi tin rằng trong thế giới toàn cầu hoá này, mọi người nên biết ít nhất một ngoại ngữ. Một số người chỉ cần biết vài câu, nhưng một số người có thể cần nhiều hơn tuỳ theo nghề nghiệp của bạn. Trở thành người song ngữ hay đa ngữ cần thời gian lâu hơn, nhưng phần thưởng là xứng đáng và trong nhiều trường hợp nó là điều cần thiết.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com