Học khoa học và công nghệ

Tôi đã nhận được nhiều emails từ học sinh hỏi về lời khuyên học khoa học và công nghệ. Nhiều người không chắc chắn liệu họ có thể học tốt trong các khu vực STEM không. Một vài học sinh viết: “Thầy có nghĩ em có thể học được lập trình máy tính cho dù em không giỏi toán không?” “Em không phải là học sinh giỏi ở trường trung học, em cần cái gì để thành công trong STEM?”

Tôi muốn trả lời cho mọi học sinh người vẫn đang hoài nghi về khả năng học tập của họ: “Nếu các em muốn theo đuổi nghề nghiệp trong STEM (khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học), thì tiến lên và học các lớp này. Không sợ hãi, chỉ đặt nỗ lực cao nhất của em vào và em sẽ học tốt. Điều đã xảy ra trong trường trung học đã qua rồi, và bây giờ em có cơ hội để bắt đầu một chương mới của cuộc đời em trong đại học. Đừng nhìn lại và đừng sợ. Nếu em đưa nỗ lực vào học tập, em sẽ có tương lai sáng sủa phía trước.”

Tôi không biết tại sao học sinh sợ khoa học và công nghệ? Hay lo nghĩ về các lớp lập trình? Dường như là có cái nhìn chung rằng chỉ người thông minh nhất mới có thể học khoa học và công nghệ và các lớp lập trình là khó. Tôi đã dạy lập trình trong nhiều năm và có những học sinh đã sợ học các lớp này. Nhưng đến cuối, tất cả họ đều đã học tốt và làm chủ các ngôn ngữ lập trình, dù đó là Pascal, C, C++, hay Java, Python, và Ruby. Từ kinh nghiệm dạy của mình, tôi có thể nói rằng học lập trình máy tính là tương tự với học ngoại ngữ. Nếu họ có thể học được tiếng Anh hay tiếng Pháp, hay tiếng Trung Quốc, v.v thì họ có thể học được lập trình máy tính.

Tôi thường khuyên học sinh: “Khi bắt đầu, mọi người đều phạm sai lầm, nhiều sai lầm. Nhưng các em sẽ học từ những sai lầm này và khá lên theo thời gian. Các em không cần giỏi như ai đó mà các em biết vì mọi người đều học với nhịp độ khác nhau, một số người học nhanh hơn những người khác, nhưng phải chắc các em để thời gian cho việc học. Không ai có thể học lập trình trong vài tuần cho nên các em phải có kiên nhẫn và vẫn còn tin tưởng rằng các em có thể học được nó. Thầy nghĩ tin tưởng là yếu tố quan trọng nhất trong việc học bất kì cái gì. Nếu các em nghĩ các em không thể học được nó, thì các em sẽ từ bỏ khi đối diện với vấn đề. Trong lập trình, các em sẽ lâm vào nhiều vấn đề, nhưng chừng nào các em còn đưa nỗ lực vào với niềm tin rằng các em có thể làm được nó, các em sẽ học tốt.”

Trong học khoa học và công nghệ, những nền tảng là quan trọng nhất và bạn càng hiểu chúng rõ hơn, càng dễ học nhiều khái niệm chuyên sâu hơn. Những học sinh không xây dựng nền tảng tốt thường gặp vấn đề khi lớp đi vào các tài liệu chuyên sâu. Điều quan trọng với học sinh là dành thời gian phụ thêm để học tài liệu nền tảng trong vài lớp đầu tiên. Tôi bảo học sinh đừng nhảy qua bất kì cái gì hay vội vàng đi vào trong bất kì cái gì mà phải chắc rằng họ hiểu các khái niệm cơ bản cho rõ cho dù phải mất thời gian.

Lập trình máy tính là học qua hành. Không ai có thể học chỉ bằng đọc sách, mà học sinh tự mình phải viết mã. Họ càng viết nhiều mã, họ sẽ càng học tốt hơn. Để phát triển kĩ năng lập trình tốt, học sinh cần viết nhiều mã rồi sửa chúng cho tới khi mọi thứ làm việc. Với một số học sinh, quá trình học lập trình có thể quá nhiều gây ra lo âu, không chắc chắn, và thậm chí còn sợ hãi. Biết điều này, trong vài bài tập đầu tiên trong lớp lập trình khi học sinh bắt đầu viết những dòng mã đầu tiên, tôi bao giờ cũng bước quanh lớp để trả lời những câu hỏi làm dịu đi thất vọng của họ. Việc khuyến khích xảy ra trong vài lớp đầu tiên có thể giải quyết nỗi sợ của học sinh, cung cấp cơ hội cho họ học, và hỗ trợ họ ngay cả khi họ phạm sai lầm. Qua thử, sai và phản hồi ngay lâp tức, phần lớn học sinh cảm thấy tự tin để học lập trình.

Với nhiều học sinh, việc học không phải là ngay lập tức. Một số người học nhanh nhưng những người khác học chậm hơn nhiều cho nên nhịp độ trong không nên cứng nhắc. Trong lớp lập trình, vài bài tập đầu tiên bao giờ cũng dường như khó, và học sinh sẽ nhìn vào những lỗi này và hoảng sợ, cứ tưởng họ không thể học tốt được. Điều đó có thể thay đổi tin tưởng của họ vào khả năng học của họ. Thầy giáo giỏi phải biết điều này, và thay vì phạt họ vì sai lầm của họ, các thầy giáo nên lấy cách tiếp cận khác bằng việc cho phép họ làm lại bài tập cho tới khi họ học được từ sai lầm của họ. Học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi họ nhận được sự thừa nhận nào đó về việc làm tốt, cho dù đó là lời khen nhỏ từ thầy giáo cũng có thể cải tiến sự tự tin của họ vào việc học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem