Học gì trong thời khó khăn này?

Học gì trong thời khó khăn này?

Một học sinh trung học viết cho tôi: “Em muốn học Kĩ nghệ phần mềm hay Khoa học máy tính khi em vào đại học sang năm nhưng em lo lắng vì có ít việc làm ở nước em. Nền kinh tế đang trong suy thoái với nhiều công ty phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa và một số công ty phần mềm đang sa thải người. Em không thấy thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT ở nước em. Em nên học gì để có tương lai tốt hơn? Xin thầy lời khuyên."

Đáp: Tôi không thể nói cho bạn nên học cái gì vì đó là quyết định của bạn nhưng để trả lời mối quan ngại của bạn, tôi muốn bạn nhìn vào một số sự kiện và dữ liệu:

Cứ hai năm, Sở thống kê lao động Mĩ lại cung cấp một dự báo mười năm về tăng trưởng việc làm trong mọi lĩnh vực sử dụng lao động. Dự báo gần đây nhất bao quát thời kì 2010-2020 nói: “Trong 10 nhóm nghề chuyên môn chính, các nghề khoa học máy tính được dự phóng tăng trưởng với số phần trăm lớn nhất từ giờ tới năm 2020 là 16.8%. (Tăng trưởng trung bình được dự phóng qua mọi nghề là 10.1 %.).” Điều đó nghĩa là “Nghề máy tính (kể cả phần mềm, phần cứng, và toán học) là nghề tăng trưởng nhanh nhất hơn bất kì nghề nào khác.

Nhìn vào báo cáo khác từ dự báo công nghiệp Khoa học và Kĩ nghệ được xuất bản năm 2012 (Đây là báo cáo công nghiệp cho nên nó bao quát toàn thể ngành công nghiệp trên thế giới, không riêng nước nào) và nó nói: “Mọi lĩnh vực của Kĩ nghệ tổ hợp lại được dự phóng tăng trưởng 13.4%; Khoa học sự sống được dự phóng tăng trưởn 5.6%; Khoa học vật lí được dự phóng tăng trưởng 3.1%; khoa học Công nghệ thông tin được dự phóng tăng trưởng 60%.” Nói cách khác, trong tất cả các nghề trong tất cả các lĩnh vực của khoa học và kĩ nghệ, nghề khoa học máy tính được dự phóng lên tới 60% trong MỌI việc làm từ giờ cho tới 2020.

Có một báo cáo khác từ Hội đồng cố vấn về khoa học công nghệ của tổng thống trình cho tổng thống Obama năm 2010 viết: “Lĩnh vực Công nghệ thông tin là duy nhất trong mọi lĩnh vực khoa học và kĩ nghệ về bề rộng của tác động của nó. Các xu hướng công nghệ gần đây đặt tiến bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào trung tâm của khả năng của quốc gia chúng ta để về bản chất đạt tới mọi ưu tiên của chúng ta và về bản chất đề cập tới mọi thách thức của chúng ta. Mọi chỉ dẫn và dự phóng đều chứng minh rằng công nghệ thông tin là yếu tố chi phối trong việc làm khoa học và công nghệ của Mĩ.”

Tại sao Công nghệ thông tin (CNTT) lại có nhu cầu cao thế? Câu trả lời là đơn giản; chỉ vì mọi lĩnh vực ngày nay đang trở thành lĩnh vực công nghệ thông tin. Chỉ vì mọi công ty trên thế giới ngày nay đang dùng công nghệ thông tin để cải tiến kinh doanh của họ. Chỉ bởi vì mọi thứ mọi người dùng ngày nay đều chịu tác động bởi công nghệ thông tin. Nếu bạn nhìn vào ti vi, phim ảnh, trò chơi video, điện thoại di động, Internet, ngân hàng, bán lẻ, cửa hàng trực tuyến v.v bạn sẽ thấy rằng tất cả chúng đều đang áp dụng Công nghệ thông tin. Đó là lí do tại sao người tốt nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thông tin) đang có nhu cầu cao và đó là lí do tại sao thế giới đang kinh qua thiếu hụt công nhân CNTT.

Tất nhiên, dễ nói về thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT trên toàn cầu nhưng khi bạn nhìn vào một nơi chốn cục bộ cụ thể, bức tranh có thể khác liên quan tới cung và cầu do lỗ hổng kĩ năng trong Công nghệ thông tin. Chẳng hạn, Ấn Độ có nhu cầu khổng lồ về công nhân CNTT (một quan chức chính phủ nói rằng họ cần vài triệu công nhân CNTT) nhưng 75% người tốt nghiệp CNTT ở Ấn Độ không thể tìm được việc làm bởi vì họ KHÔNG đủ phẩm chất. Nhiều người KHÔNG có kĩ năng đúng vì đó là kết quả của hệ thống giáo dục nhà nước lỗi thời; hệ thống giáo dục tư của họ chủ yếu hội tụ vào việc làm tiền bằng cách bán bằng cấp thay vì cung cấp đào tạo kĩ năng. Tình huống tương tự cũng đang xảy ra ở Trung Quốc với hàng triệu người tốt nghiệp CNTT bị thất nghiệp cho dù đang có mở ra nhiều việc làm. Cho nên vấn đề chính là về hệ thống giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp, và hiểu biết của người tốt nghiệp để phân biệt giữa bằng cấp và kĩ năng.

Năm ngoái khi tôi ở Trung Quốc, một người chủ công ty đã giải thích về thiếu hụt: “Nhiều người tốt nghiệp chỉ có thể dùng PC để đi vào Internet, họ biết cái gì đó về PowerPoint, Excel, Word, và có thể viết và kiểm thử mã Java đơn giản nào đó. Họ không biết về vòng đời phần mềm, thiết kế, kiến trúc hệ thống hay làm việc tổ nhưng tất cả họ đều qua mọi kì thi và được cấp bằng. Nhiều sinh viên bị quyến rũ bởi "trường tư vô đạo đức" đưa ra hứa hẹn nhiều nhưng không thể chuyển giao được đào tạo. Nhiều trường không có chương trình đào tạo tốt hay giáo viên có chất lượng. Nhiều sinh viên không phải là giỏi nhất vì họ không có điểm thi cao để vào trường hàng đầu, cho nên họ đăng tuyển vào "trường tư dễ", trường được tạo ra với mỗi một mục đích làm tiền. Đó là lí do tại sao rất khó tìm ra công nhân có kĩ năng và giữ họ bởi vì mọi công ty đều "đánh cắp" công nhân lẫn của nhau.”

Vì sinh viên có khó khăn trong ra quyết định khi vào đại học, tôi muốn liệt kê ra vài câu hỏi để giúp họ ra quyết định: “Bạn định vào đại học để học kĩ năng hay chỉ muốn có bằng? Bạn chọn trường dựa trên chương trình đào tạo tốt nhất và hiện thời hay chỉ chọn bất kì trường nào dễ xin vào? Bạn có coi giáo dục là đầu tư yêu cầu cân nhắc cẩn thận hay chỉ theo bạn bè để vào bất kì trường nào?" Đây là những câu hỏi nghiêm chỉnh mà sinh viên phải tự hỏi mình khi chọn đại học.

Ngày nay có cạnh tranh về người tốt nghiệp CNTT ở mọi nơi. Nhiều nước đang đổi luật di trú của họ để cho phép người nước ngoài có kĩ năng CNTT tới và làm việc. Nhiều công ty mở văn phòng ở nước khác có đào tạo giáo dục mạnh, chỉ để có được công nhân có kĩ năng hàng đầu. Những người tốt nghiệp CNTT mới từ các trường hàng đầu với chương trình đào tạo mạnh đang nhận được các đề nghị phi thường. Những người tốt nghiệp Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm của CMU năm nay báo cáo lương khởi điểm lên cao mức $125,000 (Đó là lương cao nhất tôi đã biết) và kí điểm thưởng tới $60,000. Nhiều sinh viên bảo tôi (trích từ email của họ): “Em đã có 4 đề nghị từ các công ty phần mềm hàng đầu và em không thể quyết định được về cái nào.”; “Em nhận được email từ các công ty hàng đầu đề nghị em tới và thăm họ cho dù em đã không xin việc với họ. Họ có lẽ có được thông tin của em từ danh sách những người tốt nghiệp.”; “Em vẫn nhận được điện thoại từ các công ty đề nghị em tới làm phỏng vấn và em thậm chí không biết họ là ai.”

Tôi không ngạc nhiên bởi vì chương trình của CMU là một trong những chương trình hàng đầu ở Mĩ và sinh viên của chúng tôi có kĩ năng cao. Mọi năm những người điều hành từ các công ty hàng đầu tới thăm trường chúng em và nói chuyện cho sinh viên. Năm ngoái, Mark Zuckerberg, Bill Gates, Tim Cook và Jeff Bezos đã tới thăm CMU và nói chuyện cho sinh viên của chúng tôi. Điều đó giải thích tại sao nhiều người trong các sinh viên của chúng tôi hiện thời làm việc cho Google, Microsoft, Facebook, và Amazon. Vì họ làm việc ở đó và thành lập câu lạc bộ cựu sinh viên CMU, họ thường quay về và thuê nhiều sinh viên CMU. Họ cũng cung cấp phản hồi và nhu cầu của họ với trường và chúng tôi thường kiểm điểm và cập nhật việc đào tạo của chúng tôi để đáp ứng cho nhu cầu của họ. Đó là lí do tại sao CMU là một trong những nơi cộng tác mạnh nhất với công nghiệp. Bên cạnh việc thuê sinh viên của chúng tôi, nhiều công ty như Microsoft, Apple, Google, Facebook, và Zynga cũng đã mở văn phòng ở trường chúng tôi để yểm trợ cho các dự án Capstone cho sinh viên của chúng tôi vì các sinh viên tài năng đó.

Lựa chọn trường, lĩnh vực học tập, và chương trình cập nhật là quyết định cá nhân khi sinh viên xác định nghề nghiệp tương lai của họ. Là sinh viên, bạn đầu tư bốn năm vào việc phát triển kĩ năng của bạn nhưng bạn sẽ hưởng ích lợi cả đời từ quyết định đó, cho nên lời khuyên của tôi là bạn ra quyết định một cách khôn ngoan.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem