Học công nghệ thông tin/2

Học công nghệ thông tin phần 2

Nhiều sinh viên đại học tin rằng nếu họ học công nghệ thông tin (CNTT), việc làm duy nhất họ có thể làm sau khi tốt nghiệp là viết mã hay dựng websites. Điều đó là không đúng vì IT là khu vực lớn với nhiều kiểu vị trí nghề nghiệp, tuỳ theo đào tạo của bạn và nhu cầu thị trường địa phương. Một số người tốt nghiệp sẽ viết mã, một số sẽ phát triển phần mềm, số khác sẽ cung cấp hỗ trợ tính toán trong khi một số sẽ quản lí an ninh thông tin và kết mạng v.v. Về căn bản tất cả họ đều tham gia vào trong việc áp dụng công nghệ thông tin để cải tiến vận hành hiệu quả của công ty.

Mặc dầu một số việc làm chỉ yêu cầu chứng chỉ hay bằng cấp liên kết nhưng ngày nay phần lớn việc làm tốt đều yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân về tư cách mức vào nghề. Mặc dầu các trường CNTT có cung cấp đào tạo tương tự nhưng do thay đổi gần đây trong công nghệ, trước khi tốt nghiệp sinh viên cần học thêm các lớp phụ để chuyên môn hoá vào một hay hai khu vực như lập trình, phát triển phần mềm, quản lí mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế hệ thống, phân tích doanh nghiệp, thiết kế giao diện, hỗ trợ kĩ thuật, nền tính toán mây, hệ thống an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, thiết kế và phát triển Web, và quản lí hệ thông tin v.v. Tất nhiên, có thể có nhiều nữa vì công nghệ vẫn đang tiến hoá trong thị trường thay đổi nhanh này và một số khu vực có thể yêu cầu bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ hay tiến sĩ.

Bất kể bạn vào trường nào hay bạn chuyên môn hoá vào cái gì, mọi sinh viên CNTT đều phải có tri thức nền tảng về hệ thống máy tính như ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, vòng đời phát triển phần mềm để là nhà chuyên nghiệp hiệu quả. Mặc dầu khu vực này có thể được chuyên môn hoá nhưng tất cả chúng đều có quan hệ tương hỗ và thường được tích hợp vào trong hệ thông tin lớn, do đó bạn cần có tri thức tổng thể để cung cấp giải pháp hiệu quả khi bạn giải quyết vấn đề trong chuyên môn được lựa chọn của bạn.

Có một số việc làm CNTT mở ra trong hầu hết các nước. Một số nước yêu cầu ít vai trò hơn do thị trường địa phương nhưng cuối cùng nó sẽ thay đổi. Chẳng hạn, vài năm trước, phần lớn việc làm ở Ấn Độ và Trung Quốc là viết mã và kiểm thử nhưng gần đây thị trường đã thay đổi nhiều sang phát triển phần mềm, thiết kế website, tính toán mây, thiết kế hệ thống, và quản lí hệ thông tin v.v. Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, việc làm công nghệ thông tin là "việc làm tốt nhất cho người tốt nghiệp đại học” trong năm năm qua với lương tốt hơn kinh doanh, tài chính, kế toán và luật.

Để chuẩn bị cho nghề nghiệp CNTT, bạn sẽ cần có nền tảng tốt trong khoa học và toán học như đại số, hình học, lượng giác, tính toán, và vật lí. Một số sinh viên tin rằng họ phải xuất sắc về toán nhưng sự kiện là bằng việc có nền tảng toán và khoa học giỏi, bạn sẽ có khả năng nghĩ một cách logic và giải quyết vấn đề nhưng bạn không cần phải là hoàn hảo. Nếu bạn muốn chuyên môn hoá vào trong trí tuệ nhân tạo, học máy, thuật toán phức tạp thì toán học cao cấp là được cần nhưng nếu bạn muốn làm lập trình, thiết kế web, hay quản lí hệ thông tin, tôi nghĩ nền tảng toán phổ thông sẽ là đủ tốt. Các môn phụ thêm như đọc, viết, ngoại ngữ, và kĩ năng trao đổi cũng là quan trọng để thành công trong lĩnh vực này vì bạn sẽ cần cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm.

Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, và Quản lí hệ thông tin v.v.) cung cấp cho bạn tiềm năng tốt nhất và tiến bộ nhanh hơn nhiều do nhu cầu cao. Có nhiều chọn lựa nghề nghiệp sẵn có và bạn có miền tuỳ chọn để lựa chọn, dựa trên nhu cầu thị trường địa phương của bạn. Nếu bạn có kĩ năng ngoại ngữ tốt như tiếng Anh, bạn có thể có cơ hội đi đây đó và làm việc ở nhiều nơi vì thế giới sẽ là văn phòng của bạn. Với nhiều thanh niên, điều này có thể là thách thức nghề nghiệp mà một số trong các bạn muốn nhận.

English version

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem