Học cái gì?/3
Một học sinh trung học viết cho tôi: “Tình cờ em thấy website của thầy và thích thú đọc các bài viết của thầy cho dù em không hiểu được một số bài thật rõ. Em sẽ vào đại học tháng chín này nhưng em vẫn không chắc về học ở khu vực nào. Em muốn có việc làm tốt khi tốt nghiệp khỏi đại học. Thầy có thể cho em vài lời khuyên được không.”
Câu trả lời của tôi: Nếu bạn đọc các bài trong website của tôi, có lẽ bạn biết quan điểm của tôi về công nghệ thông tin. Lời khuyên của tôi là đơn giản: “Nếu bạn muốn có việc làm được trả lương cao khi tốt nghiệp khỏi đại học, hãy học khu vực công nghệ thông tin như Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, hay Quản lí hệ thông tin.” Có vài nghiên cứu chỉ ra rằng triển vọng việc làm trong khu vực công nghệ là tốt hơn và lương khởi điểm của chúng cũng cao hơn các khu vực khác. (Ở Mĩ, lương cho người tốt nghiệp trong khu vực này là giữa $87,000 tới $116,000 năm 2010).
Trong ba năm qua, đăng tuyển trong khu vực công nghệ thông tin đã tăng lên đáng kể khi ngày càng nhiều sinh viên khám phá ra rằng đây là khu vực tăng trưởng nhanh. Ngay cả trong khủng hoảng tài chính, các công ti thuê sinh viên tốt nghiệp CNTT đã không có gì thay đổi và không có dấu hiệu về việc chậm lại. Nhu cầu về sinh viên CNTT đang lên cao mọi lúc trong năm nay khi phục hồi kinh tế đã bắt đầu. Theo vài báo cáo đại học quãng 97% sinh viên CNTT tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cả ở Mĩ và châu Âu. Tôi không có dữ liệu từ châu Á nhưng cả Ấn Độ và Trung Quốc cũng báo cáo thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT có kĩ năng cho nên tôi tin rằng đây là vấn đề toàn cầu. Ở các trường hàng đầu như CMU, Stanford và MIT, phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều nhận được trung bình 3.4 đề nghị việc làm trong năm 2010. Nhiều công ti quan tâm tới sinh viên CNTT ngày nay hơn các năm trước, cho dù một số công ti không trong khu vực công nghệ.
Ts. Mehran Sahami tại đại học Stanford đã công bố một cuộc điều tra về sinh viên đại học và thấy rằng 68% coi Công nghệ thông tin là chọn lựa an toàn hơn trong thời kinh tế thách thức này. Số sinh viên học lớp máy tính tăng lên 25% mỗi năm cho dù nhiều người không chuyên về công nghệ thông tin. Sinh viên trong khoa học tự nhiên và y học cũng phải học lớp máy tính bởi vì có các khu vực mới trong y tính toán, sinh học tính toán, công nghệ sinh học và sinh tin học. Sinh viên về kinh doanh cũng học các lớp máy tính vì có các khu vực mới như tính toán quản lí rủi ro, tính toán đầu tư và ngân hàng đầu tư. Tôi tin xu hướng này sẽ tiếp tục trong mười năm tới khi nhiều khu vực đang thêm các môn máy tính và nhiều công ti đang dùng máy tính để tự động hoá công việc của họ.
Có một số khác biệt giữa Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, và Quản lí hệ thông tin cho dù chúng tất cả đều là các bộ phận của khu vực Công nghệ thông tin. Khoa học máy tính liên quan tới cả các khía cạnh vật lí và chức năng của công nghệ. Nó giải quyết với các lí thuyết và nghiên cứu về cách máy tính làm việc ở mức rất thấp (cả phần mềm/phần cứng). Phần lớn các chương trình đều hội tụ vào cấu trúc dữ liệu, thuật toán cho ứng dụng đặc biệt. Nếu bạn thích toán học, qui luật, lí thuyết và độ phức tạp của thuật toán nào đó thì đây là lĩnh vực dành cho bạn.
Kĩ nghệ phần mềm liên quan tới mọi khía cạnh của phát triển phần mềm máy tính để giải quyết các vấn đề. Nó bao quát toàn bộ vòng đời phát triển từ quan niệm tới thực hiện và nó chủ trương rằng mọi người làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Sản phẩm phần mềm phải tuân thủ theo yêu cầu của khách hàng để cho toàn bộ việc phát triển phải được 'kĩ nghệ' để giải quyết cho bản chất phức tạp và lớn. Nếu bạn thích cái gì đó thực tế, ít lí thuyết hơn thì lĩnh vực này là dành cho bạn.
Quản lí hệ thông tin liên quan tới việc quản lí hệ thông tin trong môi trường doanh nghiệp. Nó hội tụ vào cái vào, thao tác và cái ra của dữ liệu và ứng dụng của hệ thống để đáp ứng mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu bạn không thích kĩ thuật nhưng vẫn muốn ở trong khu vực CNTT thì lĩnh vực này dành cho bạn vì nó có nhiều khía cạnh quản lí hơn là khía cạnh kĩ thuật.
Chẳng hạn, nhà khoa học máy tính thiết kế hệ thông tin, cả phần cứng và phần mềm (thuật toán). Người kĩ sư phần mềm phát triển kiến trúc phần mềm, xây dựng sản phẩm phần mềm tương ứng với yêu cầu để giải quyết vấn đề. Người quản lí hệ thông tin quản lí toàn thể hệ thống (phần cứng, phần mềm) để chắc chắn rằng nó đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên quản lí hệ thông tin ISM cũng học các môn doanh nghiệp và cách tiếp cận CNTT theo cảnh quan quản lí.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com