Học cái gì?/2

Học cái gì?/2

Ngày nay, nhiều sinh viên vào đại học mà không có chuẩn bị gì, họ chỉ theo khuynh hướng. Khi khuynh hướng chỉ ra bước tiếp sau trung học là đại học thì họ vào đại học mà không có chiều hướng rõ ràng hay kế hoạch nghề nghiệp. Đó là lí do tại sao số sinh viên năm thứ nhất có vấn đề đang tăng lên trong vài năm qua. Nhiều người bỏ lớp và rời trường; một số vật lộn và phải bị lưu ban; một số chỉ qua các kì thi rồi gặp vấn đề trong năm thứ hai do nền tảng năm thứ nhất yếu của họ. Có nhiều lí do: Một số không đủ trưởng thành để giải quyết công việc đại học; một số bị lẫn lộn về học cái gì và dễ dàng bị sao lãng bởi các hoạt động khác. Nguyên nhân chính là thiếu chuẩn bị và mục tiêu nghề nghiệp. Không lâu trước đây, sinh viên thường theo nghề của bố mẹ họ nhưng ngày nay điều đó thay đổi khi công nghệ và toàn cầu hoá kết nối thế giới, và cho sinh viên nhiều chọn lựa hơn.

Sinh viên đại học ngày nay là thế hệ thứ nhất đã được lớn lên cùng internet. Một số người biết cách tận dụng ưu thế của công cụ này để học về lĩnh vực học tập và thị trường việc làm. Vì có nhiều cơ hội trên khắp thế giới, khó mà quyết định về học cái gì. Nếu bạn không biết chọn lĩnh vực nào, bạn có thể thử cái gì đó để xem liệu bạn có thích nó hay không. Với sự kiện là sinh viên thường đổi lĩnh vực học tập quãng 3 lần ở đại học, bạn có thể xin vào vài lớp để xem lớp nào khớp với bạn nhất. Tuy nhiên, bạn nên làm điều đó trong năm thứ nhất vì bạn cần quyết định trước khi vào năm thứ hai. Nếu bạn không chắc, bạn có thể tới gặp các cố vấn nghề nghiệp trong trường, và tìm ra gợi ý nào họ nêu ra để thám hiểm một số con đường nghề nghiệp. Họ có thể có khả năng gợi ý các môn học, hay các hoạt động mà có thể giúp bạn ra quyết định.

Tuy nhiên, đó là chọn lựa của bạn. Bạn cần hội tụ vào bản thân mình và đam mê của mình. Đừng lo lắng về điều người khác sẽ nghĩ. Đừng lo lắng về việc đi ngược khuynh hướng hay về việc bị đánh giá. Không ai biết bạn hơn bạn. Bạn cần tự hỏi mình bạn muốn làm gì trong đời bạn. Điều đó sẽ cho bạn thông tin nào đó về bạn thực sự là ai, và bạn nên học cái gì. Bạn phải quyết định trong năm thứ nhất, nếu không thì quá trễ. Không có một chọn lựa hoàn hảo nhưng có nhiều phương án. Nếu bạn chờ đợi hoàn cảnh hoàn hảo thì bạn cần biết rằng hoàn hảo không tồn tại. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã phí hoài nhiều thời gian trong chờ đợi điều đó.

Mọi kế hoạch nghề nghiệp đều là chủ đề cho thay đổi vì cuộc sống hiếm khi chạy theo con đường dự đoán được. Đó là lí do tại sao bạn cần bản kế hoạch nghề nghiệp linh hoạt để tính tới những thay đổi trong thị trường việc làm, nền kinh tế, toàn cầu hoá và công nghệ. Mọi thứ đều có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực học tập hiện thời của bạn. Được chuẩn bị cho bất kì cái gì xảy tới nếu bạn giữ thái độ tích cực và mở rộng kĩ năng của bạn bất kì khi nào được cần. Điều bạn học hôm nay là nền tảng cho mọi thứ bạn làm trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp không chấm dứt khi bạn có việc làm mà đó là nỗ lực cả đời. Khi bạn có việc làm, nắm kiểm soát nghề nghiệp của bạn bằng việc liên tục học. Chỉ bạn mới có thể quyết định chọn lựa nào là tốt nhất cho bạn. Bạn cần biết đào tạo và giáo dục nào sẽ làm tăng giá trị của bạn và hạnh phúc của bạn.

Một phần của lập kế hoạch nghề nghiệp là xác định lĩnh vực nào bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp. Ngày nay thế giới được chuyển sang “thời đại thông tin” nơi công nghệ chi phối nhiều thứ. Bạn có thể thám hiểm miền rộng các lĩnh vực bằng cấp bên trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, tính toán và toán học, y học và chăm sóc sức khoẻ. Theo ý kiến tôi, đây là những chọn lựa tốt nhất của bạn. Với toàn cầu hoá, cơ hội là ở chỗ bạn có thể không làm việc cho công ti địa phương mà cho công ti toàn cầu cho nên biết ngoại ngữ như tiếng Anh là cần thiết. Bạn cần biết rằng bên cạnh lĩnh vực học tập, các kiểu bằng cấp cũng là quan trọng cho nên bạn phải quyết định liệu có theo đuổi cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ không.

Quyết định làm việc hướng theo kiểu bằng cấp này khác là rất quan trọng. Với một số lĩnh vực, bằng cấp chuyên sâu là được cần; trong các lĩnh vực khác đó là chọn lựa dựa trên mục đích nghề nghiệp của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành y tá hộ lí, bằng cấp hai năm là thích hợp. Nếu bạn muốn là y tá có đăng kí, bạn sẽ cần bằng thạc sĩ. Các kiểu bằng khác nhau thỉnh thoảng có thể làm bạn lẫn lộn cho nên bạn có thể kiểm với trường của bạn để có thông tin rõ hơn.

Không lâu trước đây, các lĩnh vực “nóng” là: y học, dược học, và nha khoa. Ngày nay nó đổi thành “kĩ sư, tính toán và doanh nghiệp”. Điều đó không có nghĩa là lĩnh vực khác không còn quan trọng nhưng nó dựa trên khái niệm về “thu hồi theo đầu tư”. Mất bẩy năm tới mười năm để có được bằng cấp trong y học, dược học và nha khoa nhưng chỉ mất bốn năm trong kĩ sư, tính toán và doanh nghiệp. Một kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm năm năm làm ra tương đương với một tiến sĩ y học mới tốt nghiệp. Nếu bạn vẫn còn không chắc chắn, học khoa học, công nghệ, tính toán, toán học, y học và chăm sóc sức khoẻ, những lĩnh vực này sẽ phục vụ tốt cho bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem