Hệ thống giáo dục tương lai
Theo một báo cáo kinh tế, trong tương lai gần thị trường việc làm sẽ bị "phân cực" ra chỉ có việc làm "kĩ năng cao" hay việc làm "kĩ năng thấp." Phần lớn việc làm "kĩ năng trung bình" sẽ được tự động hoá bởi công nghệ thông tin. Điều đó có nghĩa là sinh viên đại học phải học kĩ năng kĩ thuật để làm việc trong các việc làm "kĩ năng cao" bằng không họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm nào. Phần lớn việc làm kĩ năng thấp sẽ được khoán ngoài cho các nước khác và được thực hiện bởi những người không có giáo dục tốt hay kĩ năng công nghệ.
Ngày nay các công ty cần công nhân có kĩ năng cao, đặc biệt những người có kĩ năng kĩ thuật thay vì người có tri thức chung. Người công nghiệp tin rằng tri thức chung đã sẵn có trên Internet, điều bạn biết là không quan trọng bằng điều bạn có thể làm với điều bạn biết. Đó là lí do tại sao họ tin kiểu giáo dục hội tụ vào tri thức chung và ghi nhớ là lỗi thời. Một quan chức điều hành giải thích: "Tại sao bận tâm ghi nhớ công thức và phương trình khi bạn có thể "Google" nó bằng việc dùng điện thoại thông minh của bạn?"
Không lâu trước đây, mọi người vào đại học, lấy bằng cấp, tìm việc làm, và làm cùng một việc cho tới khi họ về hưu. Ngày nay sinh viên vào đại học để phát triển kĩ năng được công nghiệp cần để cho họ có thể tìm được việc làm. Cho dù họ có việc làm nhưng với nhịp độ thay đổi công nghệ hiện nay, họ sẽ phải liên tục học kĩ năng mới, những điều mới, để giữ việc làm của họ nếu không ai đó khác sẽ lấy nó nếu họ có kĩ năng tốt hơn. Đó là thực tại của "Thời đại thông tin."
Ngày nay bằng cấp đại học không còn là đảm bảo cho việc làm vì người tốt nghiệp phải chứng minh khả năng áp dụng tri thức để giải quyết vấn đề VÀ có kĩ năng mà công nghiệp cần. Họ cũng cần có kĩ năng mềm như tư duy phê phán, trao đổi và làm việc tổ để hoạt động tốt trong công nghiệp. Họ phải chấp nhận "thái độ học cả đời" vì mọi sự liên tục thay đổi, khi họ phải giám sát xu hướng công nghệ và xu hướng thị trường và liên tục học. Tất nhiên, mọi sinh viên đều cần tri thức cơ sở nào đó cũng như động cơ để làm điều đó. Sinh viên có động cơ, tò mò, và bền bỉ sẽ liên tục học và phát triển kĩ năng mới. Họ sẽ có khả năng tìm ra cơ hội tốt hơn, việc làm tốt hơn và đi lên một cách thành công.
Giáo dục truyền thống yêu cầu sinh viên học nhiều thứ mà một số có thể là không cần thiết. Sinh viên phải ghi nhớ nhiều sự kiện mà phần lớn trong họ không có quan tâm cho nên họ thường quên chúng ngay khi hết lớp. Bởi vì điều này, sinh viên thường trở nên kém động cơ về học tập và coi vào đại học chỉ là việc kéo dài của trung học thay vì là môi trường nơi họ học cái gì đó mới và kích động cho nghề nghiệp của họ. Do đó, cải tiến giáo dục KHÔNG nên chỉ là thay thế giáo trình này bằng giáo trình khác MÀ phải hội tụ vào phương pháp dạy mới để động viên sinh viên học để cho họ có thể phát triển đam mê riêng của họ về học tập và phát triển cảm giác mục đích trong đời họ.
Để làm điều đó, vai trò của thầy giáo sẽ thay đổi. Thay vì là nguồn tri thức, thầy giáo sẽ trở thành người kèm cặp và hướng dẫn sinh viên học để cho họ được động viên thám hiểm, khám phá và phát kiến và đóng góp cho xã hội. Vai trò của hiệu trưởng và trưởng khoa cũng sẽ thay đổi. Thay vì là người quản trị chương trình giảng dạy, họ sẽ trở thành những người lãnh đạo người quản lí sự cộng tác giữa trường học và công nghiệp để cho giáo dục trở thành một phần then chốt của dẫn lái kinh tế cho xã hội. Thay vì có nhiều bài kiểm tra, sinh viên sẽ có "danh mục giáo dục" để chứng minh bằng chứng làm chủ các kĩ năng như tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, và trao đổi v.v. Thầy giáo và người quản trị sẽ được đánh giá dựa trên bằng chứng về cải tiến trong công việc của sinh viên trong cả năm thay vì bao nhiêu sinh viên qua được kì kiểm tra ở cuối năm học. Chỉ thế thì giáo dục mới thực sự hiệu quả trong phát triển người tài, người có thể tạo ra khác biệt trong thế giới này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com