Gian lận trong trường học

Theo nhiều báo cáo, số gian lận của sinh viên đang tăng lên trong các đại học toàn thế giới. Từ Mĩ, Anh, Pháp, Đức tới Ấn Độ, Trung Quốc và Australia đã có nhiều trường hợp gian lận trong nhà trường. Ngay cả các trường danh tiếng như Harvard, Stanford và Princeton cũng thấy rằng nhiều người trong các sinh viên của họ đã gian lận. Mặc dầu các trường này sẽ không nói bao nhiêu sinh viên đã bị kỉ luật vì gian lận nhưng năm ngoái đã có trên 500 sinh viên bị đuổi học khỏi các đại học này. Vài tháng trước, Harvard nói rằng hơn 100 sinh viên đã bị điều tra về ăn cắp ý khi làm câu trả lời trong bài thi chung kết. Theo định nghĩa, ăn cắp ý là sao chép công trình của ai đó khác làm của riêng bạn mà không trích dẫn nguồn. Nó có hậu quả nghiêm trọng nhưng vấn đề là sinh viên không nghĩ ăn cắp ý là gian lận chút nào. Một sinh viên nói: “Em không sao chép từ sinh viên khác, em có được câu trả lời từ Internet và không có gì sai với việc đó.” Sự kiện là phần lớn các trường hợp ăn cắp ý có thể tránh được bằng việc trích dẫn nguồn như các phát biểu lưu ý rằng tài liệu nào đó đã được mượn từ ai đó. (như, tác giả hay bài báo trên Internet v.v. với đường link để thấy nguồn đó là chấp nhận được.)

Donald L. McCabe, đồng tác giả của cuốn sách “Gian lận ở đại học” đã định nghĩa gian lận là việc sao chép tài liệu mà không có trích dẫn đúng, thư mục tài liệu, lấy câu hỏi thi trước, bài tập về nhà có cộng tác, nộp bài do người khác làm, và dùng các ghi chú trong khi thi. Ông ấy cũng thấy rằng thói quen gian lận trong các sinh viên đại học phát triển từ trước khi vào đại học, thường ở trường phổ thông; và hơn 2/3 số sinh viên đại học báo cáo có tham gia vào hình thức gian lận nào đó.

Khi dạy học ở châu Á, tôi nghe nói nhiều về các phàn nàn của giáo sư rằng sinh viên ngày nay không xấu hổ khi họ thường xuyên gian lận. Một giáo sư gọi nó là “Bệnh hàn lâm lan toả nhanh.” Trong thảo luận với họ, tôi giải thích quan điểm của tôi: “Gian lận không mới; sinh viên đại học đã từng gian lận trong nhiều năm nhưng thay vì phàn nàn về họ, câu hỏi của tôi là làm sao chúng ta có thể giúp sinh viên không gian lận? Lí do để sinh viên gian lận là họ muốn qua được kì thi, nếu chúng ta không đo họ bằng bài thi thì gian lận sẽ dừng lại. Trong lớp của tôi, tôi cho sinh viên đã không làm tốt trong bài thi một cơ hội thứ hai để làm lại bài thi. Cách nhìn của tôi không phải là đánh trượt họ mà phải chắc rằng họ học và học lại cho tới khi họ thực sự biết về tài liệu. (Xem blog của tôi về cơ hội thứ hai.) Đó là lí do tại sao sinh viên hiếm khi gian lận trong môn của tôi vì không có lí do để gian lận.”

Lúc bắt đầu lớp, tôi giải thích rõ ràng tại sao điều quan trọng với họ là học và phát triển kĩ năng của họ. Tôi yêu cầu họ trung thực với bản thân họ vì đó là một phần của việc trưởng thành là người có trách nhiệm cho bản thân họ, cho xã hội của họ và đất nước họ. Gian lận có thể giúp cho họ qua được kì thi và thậm chí có được bằng cấp nhưng không có tri thức và kĩ năng họ sẽ không đi xa trong nghề nghiệp của họ. Nếu họ gian lận, họ sẽ phải tiếp tục gian lận và có thể thường xuyên sống trong sợ hãi bị phát hiện rằng họ gian lận v.. Về căn bản với gian lận ở trong trường, tự họ gian lận một cơ hội để học. Tôi giải thích cho họ rằng họ có cơ hội thứ hai để học, nếu vì bất kì lí do gì họ không học tốt trong kì thi, nhưng họ phải học cho bản thân họ và cho tương lai của họ. Tôi giải thích rằng công việc hàn lâm giống như xây nhà, từng viên gạch một, khi từng lớp là một viên gạch mà họ sẽ xây dựng lên trên lớp khác. Điều quan trọng là họ xây dựng nhà riêng của họ trên những viên gạch vững chãi, nếu không ngôi nhà sẽ đổ sụp, và đó là nhà của họ, không phải là nhà của ai đó khác.

Tôi cũng giải thích khác biệt giữa cộng tác và câu kết. Cộng tác là làm việc cùng với người khác trong một tổ và điều đó được thầy giáo cho phép. Tổ tuân theo các chỉ dẫn được thầy cho khi họ cộng tác trên dự án của lớp. Thành viên tổ chia sẻ ý tưởng và thảo luận tài liệu môn học với người khác nhưng từng người phải thực hiện công việc riêng của họ tương ứng với vai trò và trách nhiệm được phân công. Câu kết là làm việc với người khác khi điều đó là không được thầy giáo cho phép. Sinh viên chia sẻ công việc hay sao chép của người khác nhưng để cho thầy giáo tin rằng công việc được làm một cách cá nhân. Trong kiểu câu kết này, một số sinh viên có thể làm hầu hết công việc trong khi người khác làm rất ít, do đó không học mấy.

Tôi cũng giải thích khác biệt giữa nguỵ tạo và xuyên tạc. Nguỵ tạo là tô điểm dữ liệu về nghiên cứu hay kết quả như “viết mã cứng” cho cái ra của chương trình sánh đúng với kết quả mong muốn cho dù chương trình không làm việc. Xuyên tạc là thay đổi kết quả để làm cho nó phù hợp với cái gì đó như bắt đầu từ kết quả mong đợi và làm việc đi ngược lại để cho nghiên cứu có vẻ ấn tượng. Một số sinh viên nguỵ tạo điểm nhà trường, kết quả kiểm tra và học bạ khi xin việc làm với hi vọng rằng họ có thể có được đề nghị tốt hơn. Điều họ không biết là nếu họ bị bắt hay khi công ty tìm ra về sau, họ sẽ bị sa thải. Với nhiều thông tin sẵn có ngày nay, cơ hội bị bắt là cao hơn nhiều so với họ nghĩ. Chẳng hạn trong năm 2013, Annette Schavan, Bộ trưởng giáo dục Đức đã bị phát hiện nguỵ tạo luận văn tiến sĩ của bà ấy từ 32 năm trước. Bà ấy bị đuổi, và bằng tiến sĩ của bà ấy bị thu hồi. Vài tháng trước đó, Karl Guttenberg, Bộ trưởng quốc phòng Đức cũng bị tìm ra xuyên tạc dữ liệu trong luận án tiến sĩ của ông ấy và bỏ đi trong nhục nhã

Về căn bản, với gian lận sinh viên không học được cái gì. Họ gây bất lợi cho bản thân họ và mọi người phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ. Tưởng tượng bạn được điều trị bởi một bác sĩ đã gian lận theo cách của ông ta trong trường thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ thực hiện giải phẫu cho bạn hay người trong gia đình bạn? Bằng việc cho phép gian lận xảy ra, bạn tạo ra tình huống nơi không trung thực được coi là chuyện bình thường. Khi sinh viên gian lận trong trường, họ sẽ gian lận trong công việc và việc không trung thực này lan toả trong toàn xã hội thì cái gì sẽ xảy ra? Tưởng tượng một xã hội mà không ai tin cậy người khác thì sao? Tưởng tượng một xã hội mà mọi người đều không trung thực thì sao?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem