Gian lận trong nhà trường
Các quan chức đại học ở mọi nước đều thừa nhận rằng ngày nay gian lận đang lan tràn vì sinh viên truy nhập vào nhiều kiểu công nghệ. Một giáo sư giải thích: “Trong quá khứ quãng 5% sinh viên đã gian lận và phần lớn trong họ đều là sinh viên xấu những người thất bại trong nhà trường nhưng ngày nay nhiều sinh viên gian lận, một số là sinh viên tốt, và lí do họ gian lận bởi vì họ có thể làm được.” <a name="OLE_LINK1"></a>
Gian lận xảy ra trong hầu hết mọi trường kể cả trường hàng đầu ở Mĩ như Harvard, Stanford và Princeton; các trường hàng đầu ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thanh Hoa cũng như trường hàng đầu ở Ấn Độ như Viện công nghệ Ấn Độ (IIT). Mức độ gian lận biến thiên từ sao chép công việc của ai đó cho tới gian lận có tổ chức khi sinh viên thuê ai đó làm công việc cho họ. Khi giáo sư phân công bài tập về nhà, nhiều sinh viên chỉ sao chép tài liệu từ websites; blogs và Wikipedia thay vì viết công việc riêng của họ. Khi bị đối chất, nhiều người dùng cớ như “Họ không biết ăn cắp văn là gian lận,” hay "Lấy vài đoạn từ Wikipedia là một phần của "nghiên cứu" của họ”
Ngày nay gian lận lan tràn trong các trường có yêu cầu kì thi vào như trường Y, trường y tá, hay các trường Kinh doanh hàng đầu nơi chọn lựa sinh viên dựa trên việc kiếm tra đầu vào. Với điện thoại di động, dễ dàng để ai đó bên ngoài gõ câu trả lời gửi cho người đang trong phòng kiểm tra. Một giáo sư phàn nàn: "Gian lận bao giờ cũng có đó trong các sinh viên nhưng bây giờ với công nghệ tiên tiến sự thôi thúc gian lận thậm chí còn nhiều hơn. Không chỉ sinh viên thất bại cố gian lận để qua được kì thi, ngay cả sinh viên tốt cũng gian lận để được điểm tốt hơn. Chúng tôi thấy số vụ gian lận tăng lên trong vài năm qua, đặc biệt với điện thoại thông minh nơi sinh viên có thể lập trình cho điện thoại để lưu mọi câu trả lời."
Trong quá khứ khi sinh viên bị bắt, họ nhận điểm "không" cho bài kiểm tra. Nhưng một điểm xấu có thể không làm nản chí sinh viên khỏi gian lận lần nữa. Ngày nay phần lớn các trường lập tức loại sinh viên khỏi lớp và coi rằng họ không đạt toàn bộ môn học. Nếu một nhóm gian lận thì toàn thể nhóm cũng bị loại khỏi môn học. Nếu bất kì ai bị bắt đang gian lận lần nữa, họ bị loại khỏi trường vĩnh viễn. Vấn đề là sinh viên có thể sang trường khác và lại bắt đầu gian lận nữa.
Gian lận xảy ra ở Mĩ nhưng không lan tràn nhiều như ở Ấn Độ hay Trung Quốc. Lí do đơn giản là phần lớn bài kiểm tra đều không dựa trên ghi nhớ mà yêu cầu sinh viên giải quyết vấn đề và giải thích logic của họ. Trong thời gian thi, không ai có thể đứng gần phòng thi để nạp câu trả lời. Sinh viên được ngăn cản khỏi gian lận bởi vì công nghệ được dùng để phát hiện bất kì việc gian lận nào. Có ứng dụng phần mềm mà có thể phát hiện ra liệu một phần của nhiệm vụ được giao có bị sao chép từ đâu đó khác không như từ Wikipedia hay websites. Nhà trường cũng giữ lại tất cả bài tập về nhà và bài viết do sinh viên năm trước nộp để cho bất kì sự tương tự nào với những bài do sinh viên năm trước làm đều có thể bị phát hiện."
Công nghiệp cũng tiến lên và thay đổi qui trình thuê người liên quan tới gian lận. Thay vì lệ thuộc vào điểm số, họ yêu cầu mọi ứng cử viên đều phải qua một số bài kiểm tra để chứng tỏ tri thức và kĩ năng của họ. Một đại diện công nghiệp giải thích: “Vì nhiều sinh viên gian lận và nhiều trường bỏ qua điều đó hay không giải quyết nó, chúng tôi không tin vào điểm số nữa. Chúng tôi muốn chắc rằng người chúng tôi thuê có tri thức và kĩ năng chúng tôi cần. Chúng tôi kiểm tra tất cả họ và nếu họ không có kĩ năng, họ không kiếm được việc làm.” Người quản lí khác nói thêm: “Đó là lí do tại sao ông sẽ thấy nhiều người tốt nghiệp có điểm đấy nhưng không có việc làm.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com