Giây phút quyết định

Giây phút quyết định

Ben Olson học lớp “Nhập môn Kĩ nghệ phần mềm" của tôi mười lăm năm trước đây nhưng anh ta đã không tiếp tục với các môn khác. Trong môi trường đại học nơi sinh viên tới và đi, bạn không biết điều gì xảy ra cho họ. Tuần trước, Ben tới gặp tôi. Tôi không nhớ anh ta nhưng anh ta nhớ tôi. Anh ta nói: “Em thực sự thích lớp của thầy nhưng không may em không thể kết thúc giáo dục của em ở đây. Em chỉ muốn tới thăm thầy và cám ơn thầy về điều thầy đã dạy em.” Vì Ben là phó chủ tịch một công ty phần mềm, tôi cho rằng anh ta có lẽ đã sang đại học khác cho giáo dục của anh ta, nhưng anh ta nói: “Không, em chưa bao giờ kết thúc trường. Bố mẹ em mất trong tai nạn xe ô tô khi em đang học năm thứ hai ở CMU cho nên em phải rời trường và đi làm để chăm sóc em gái của em. Em làm việc trong xưởng ô tô ở Detroit.”

Anh ta có lẽ đã thấy sự ngạc nhiên của tôi cho nên anh ta tiếp tục: “Em đã làm việc vất vả để cho em của em tới trường. Sau khi cô ấy tốt nghiệp và lấy chồng, bác em bảo em tới California vì ông ấy có thể kiếm cho em một việc làm tốt hơn ở Intel làm người lắp ráp các bo mạch điện tử. Chính lúc em ở thung lũng Silicon mà cuộc đời em đã lấy ngả rẽ thú vị. Một người bạn đã làm việc cho một công ty phần mềm bảo em: “Công ti tớ đang thuê nhiều người lập trình cho nên đưa cho tớ bản lí lịch và tớ có thể giúp cậu kiếm được việc làm tốt hơn là lắp ráp bo mạch.” Vài ngày sau anh ta gọi cho em: “Ben, cậu có bằng cấp loại gì vậy? Cậu đã không điền vào mục bằng cấp đại học.” Em bảo anh ta là em đã không có bằng đại học. Anh ta ngần ngại một lúc và nói: “Việc này yêu cầu bằng đại học nhưng nếu cậu viết rằng cậu có bằng máy tính, họ có lẽ không kiểm tra, tớ biết rằng họ cần thuê hàng trăm người lập trình ngay lập tức và họ rất bận rộn.” Em bảo anh ta rằng em thậm chí không biết cách lập trình. Anh ta cười: “Cậu làm việc với tớ đi và tớ có thể giúp cậu, chỉ mất vài tháng để học lập trình thôi.”

“Vào lúc đó, em biết rằng em đã có chọn lựa. Em có thể nói dối; điều tồi tệ nhất là nếu họ tìm ra, họ có thể đuổi em. Nếu họ không kiểm tra thế thì em có thể có được việc làm tốt. Em bảo với anh ta là em sẽ nghĩ về điều đó. Sau vài ngày em gửi cho anh ta bản lí lịch đã cập nhật và anh ta gửi nó cho công ty. Vài ngày sau em được gọi tới cuộc phỏng vấn việc làm. Có ba người phỏng vấn em. Phỏng vấn cuối cùng là với một giám đốc phần mềm. Ông ấy nói: “Điều thú vị là anh đã viết trong mục bằng cấp: “một năm đại học” điều đó nghĩa là anh không có bằng đại học.” Em gật đầu: “Vâng, em đã không có bằng đại học.” Ông ấy nhìn em chăm chăm trong vài phút vì ông ấy muốn biết tại sao một người không có bằng đại học lại xin việc làm yêu cầu bằng đại học. Cuối cùng ông ấy nói: “Nói cho tôi anh đã làm gì khi anh rời đại học.” Thế là em kể cho ông ấy về tình huống của em và những năm kinh nghiệm của em trong xưởng ô tô và tại Intel. Ông ấy nói: “Anh đã học lớp Kĩ nghệ phần mềm, kể cho tôi về điều anh đã học trong lớp đó.” Em đã giải thích cho ông ấy tại sao em yêu thích Kĩ nghệ phần mềm nhưng em đã không có cơ hội kết thúc nó. Ông ấy hỏi nhiều câu hỏi và em đã trả lời phần lớn chúng dựa trên điều em đã học được từ lớp của thầy. Em đã không nhớ được chi tiết nhưng em biết rằng em rất đam mê vì em đã học từ cách thầy dạy chúng em trong lớp đó. Khi em kết thúc ông ấy hỏi em về kinh nghiệm làm việc của em. Chúng em dành thêm mười lăm phút nữa về các chủ đề chẳng liên quan gì tới phần mềm. Ông ấy nhìn em thật lâu nhưng không nói lời nào. Em hết ý và chả biết phải làm gì. Thế rồi ông ấy trỏ vào cửa, báo hiệu cho em ra về và nói: “Cám ơn anh đã tới.” Em rời khỏi công ty và tự nhủ mình: “Mình sẽ không bao giờ làm cái gì như thế này nữa.”

“Tối hôm đó em nhận được điện thoại từ công ty rằng em đã có việc làm, không phải là người lập trình mà là trợ lí cho Giám đốc phần mềm. Với ngạc nhiên của em, người phụ trách thuê người nói: “Tôi không biết điều gì đã xảy ra nhưng ông Giám đốc thích anh. Thực ra ông ấy đã thuyết phục công ty và những người khác mà không muốn thuê anh. Xin mời anh tới làm việc sớm nhất có thể được.”

“Em đi làm như trợ lí cho Giám đốc. Việc của em là tương tác với những người quản lí dự án và cung cấp báo cáo trạng thái cho ông ấy. Vài năm sau, ông ấy chuyển em lên làm Marketing để quản lí quảng cáo và quan hệ công chúng cho công ty. Sau bẩy năm, em được đề bạt làm phó chủ tịch Marketing. Ông giám đốc đã cho em việc làm bây giờ là chủ tịch công ty. Em không bao giờ quên điều ông ấy đã nói với em vào ngày làm việc đầu tiên của em: “Trung thực là đức hạnh mà nhiều thanh niên không để ý tới. Tôi thuê cậu vì sự chân thành và trung thực của cậu. Kĩ thuật và các thứ khác có thể được học nhưng trung thực và chính trực là cái gì đó mà cậu phải có. Tôi chắc bố mẹ cậu đã làm việc rất tốt để nuôi dạy cậu.”

“Em bao giờ cũng nhớ tới giây phút quyết định mà em đã ra quyết định vào lúc đó. Nếu me nói dối, em sẽ bị đối diện với tiến thoái lưỡng nan về đạo đức cả đời em. Em có thể có khả năng kiếm được việc làm nhưng em bao giờ cũng lo nghĩ rằng ai đó sẽ phát hiện ra. Nếu em nói dối, em sẽ phải tiếp tục nói dối và lừa dối mọi lúc. Tất nhiên, đó là chọn lựa dễ nhất và nó dường như chẳng có hậu quả gì vào lúc đó nhưng nó sẽ có hậu quả kéo dài cả đời em. Em có thể lừa người khác nhưng em không thể lừa bản thân mình được. Em nhớ bài học thầy đã dạy em trong lớp Kĩ nghệ phần mềm đầu tiên của thầy: “Phải trung thực, đạo đức, và làm việc chăm chỉ để làm ra khác biệt trong thế giới này.” Đó là lí do tại sao em quay lại và cám ơn thầy vì bài học giá trị của thầy. Em có thể không học nhiều về kĩ thuật nhưng em có học được cái gì đó quan trọng: “Ra mọi quyết định của bạn một cách khôn ngoan và trung thực”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem