Giáo dục và công nghệ

Giáo dục và công nghệ

Khi giáo dục không giữ cùng nhịp với công nghệ, kết quả có thể là thảm hoạ. Xã hội có thể bị phân chia thành người “có giáo dục” và người “kém giáo dục hơn,” người có “việc làm tốt” và người “không có việc làm”. Không có kĩ năng đúng để duy trì có việc làm, nhiều người sẽ khổ, và khi con số người không có việc làm đạt tới điểm khủng hoảng, toàn thể xã hội sẽ sụp đổ vào hỗn độn. Chúng ta đã thấy tình huống này xảy ra ở nhiều nước châu Phi và nó bắt đầu lan sang các nước khác.

Để tránh điều này, thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục phải được thực hiện để cung cấp cho mọi người việc đào tạo cập nhật về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) để đáp ứng với nhu cầu thị trường. Giáo dục STEM yêu cầu chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo mới. Việc ghi nhớ và học nhồi nhét để qua các bài kiểm tra không còn hợp thức vì học sinh phải thu nhận kĩ năng qua thực hành thực tại và giữ việc học tập trong cả đời họ. Không may, “học cả đời” là khái niệm tương đối mới với một số hệ thống giáo dục nơi đỗ bài thi và có bằng cấp vẫn là mục đích. Để hiệu quả, việc học cả đời nên được dạy từ sớm cho học sinh nhỏ bằng việc khuyến khích các em đọc nhiều hơn, học nhiều hơn, và hỏi nhiều câu hỏi hơn. Mọi học sinh đều phải học cách học và cách nghĩ phê phán.

Ngày nay với tiến bộ trong công nghệ, tự động hoá và robots đang tiếp quản nhiều việc làm trong cơ xưởng và văn phòng trên khắp thế giới. Công nhân bất kể mức độ giáo dục của họ sẽ mất việc làm trừ phi họ cập nhật kĩ năng của họ để đáp ứng cho nhu cầu mới. Vì phần lớn công việc tương lai sẽ yêu cầu “công việc trí não” thay vì “công việc cơ bắp”, đào tạo công nghệ được cần một cách cấp bách. Chẳng hạn, lập trình không còn là kĩ năng cho những người làm việc trong công nghiệp công nghệ, mà con số ngày càng tăng những ngành công nghiệp khác như kinh doanh, y học, và thậm chí cả nghệ thuật cũng đang yêu cầu kĩ năng lập trình. Theo khảo cứu của chính phủ Mĩ, gần như mọi việc trong tương lai sẽ yêu cầu kĩ năng viết mã nào đó. Một đại diện chính phủ tuyên bố: “Mọi việc làm tương lai sẽ yêu cầu các kĩ năng đọc, viết, toán học cơ sở, và lập trình. Nếu bạn không biết cách viết mã, bạn có thể không có được việc làm.”

Một khảo cứu công nghiệp cũng thấy rằng trong năm 2015, đã có mười một triệu việc làm mở ra ở Mĩ mà yêu cầu tới kĩ năng viết mã. Một nửa của mọi việc mở ra về lập trình là trong các ngành công nghiệp bên ngoài công nghệ như Tài chính, Ngân hàng, Mua bán cổ phần, Kinh doanh, Chế tạo và Chăm sóc sức khoẻ. Xem như kết quả, viết mã đã trở thành “kĩ năng lõi” mà có thể cải tiến cơ hội việc làm của công nhân. Với các học sinh không học về công nghệ, đây cũng là kĩ năng mở ra cánh cửa của cơ hội nữa. Kĩ năng viết mã được xác định là tri thức dùng máy tính và có khả năng viết một số lệnh trên máy tính như đối lập với việc dùng các ứng dụng bán sẵn. Các ngôn ngữ lập trình được liệt kê kể cả JavaScript và HTML để xây dựng websites, chương trình AutoCAD dành cho kĩ sư đồ hoạ, và các ngôn ngữ lập chuẩn như Java, Python, and C++.

Ngày nay phát kiến công nghệ đã cho phép công nhân học mọi thứ theo cách mới. Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) đã giúp cho công nhân trên khắp thế giới học những kĩ năng mới để cho họ có thể có được việc làm. Nhưng vào lúc này, MOOCs chỉ giúp những người đã có một số tri thức cơ bản về máy tính và có kĩ năng ngôn ngữ tốt. Vấn đề là phần lớn công nhân lao động chỉ có kĩ năng ngôn ngữ và máy tính giới hạn, và sẽ không có khả năng để tận dụng ưu thế của MOOCs. Do đó, một chương trình đào tạo cơ bản cho những công nhân này được cần tới, và chính phủ phải giải quyết vấn đề này nhanh chóng vì giáo dục công nghệ là dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế và sẽ làm lợi cho xã hội.

Vài năm trước đây, chính phủ Singapore đã ban hành chính sách rằng mọi công nhân trên 25 tuổi, bất kể mức độ giáo dục của họ, đều có thể nhận được giấy tạm ứng mà họ có thể dùng để trả cho đào tạo kĩ năng về bất kì trong số 500 môn học được chấp thuận trong đào tạo kĩ năng. (Nhiều môn học là đào tạo lập trình cơ bản và máy tính nền tảng.) Nhiều công ti Singapore cũng giúp tạo ra những môn học này để chắc rằng công nhân của họ có những kĩ năng nào đó mà họ cần.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com