Giáo dục kinh doanh ở châu Á

Một báo cáo toàn cầu về giáo dục kinh doanh ở châu Á để lộ những sự kiện thú vị. Báo cáo này thấy rằng ít hơn mười phần trăm người tốt nghiệp từ các trường kinh doanh có được việc làm "phù hợp" vì phần lớn đào tạo của các trường kinh doanh, kể cả thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), không được thiết kế thích hợp để đáp ứng các kĩ năng được công nghiệp yêu cầu.

Tác giả này viết: “Vấn đề chính ở châu Á là phần lớn sinh viên vào thẳng trường mà không có chuẩn bị gì hay kinh nghiệm làm việc. Họ nhận được bằng cử nhân rồi tiếp tục vào bậc thạc sĩ mà không có manh mối nào về điều được cần trong công nghiệp. Phần lớn các trường hàng đầu ở Mĩ hay châu Âu đều yêu cầu ít nhất hai tới năm năm kinh nghiệm làm việc để được vào nhưng không có qui tắc như vậy ở châu Á. Nhiều gia đình châu Á coi "bằng cấp" là điều quan trọng cho nên họ khuyến khích con em họ đi tới bằng cấp cao nhất có thể được, làm nảy sinh những người tốt nghiệp có bằng cấp chuyên sâu nhưng không thể tìm được việc làm phù hợp. Phần lớn các chương trình giáo dục chuyên sâu ở châu Á không được thiết kế thích hợp để sánh đúng với nhu cầu của công nghiệp cho nên có nhiều người tốt nghiệp MBA làm việc như nhân viên bán hàng, người trả tiền hay thư kí. Thêm vào vấn đề này là sự gia tăng nhanh của các trường tư được thiết lập chỉ để cung cấp bằng cấp giáo dục chuyên sâu, không có sinh viên được chuẩn bị thích hợp để hoạt động trong thế giới thực. Phần lớn các trường không có thầy khoa có chất lượng để dạy các môn chuyên sâu hay chương trình đào tạo tốt để phát triển kĩ năng được cần. Với ngoại lệ vài trường hàng đầu, phần lớn các công ty thậm chí không tới thăm các trường này và không thuê người tốt nghiệp của họ.”

Theo tác giả, Trung Quốc có tình huống xấu nhất với nhiều người tốt nghiệp có bằng chuyên sâu mà không có việc làm và Ấn Độ là nước thứ hai. Cả hai nước này đều có nhiều MBA thất nghiệp hơn bất kì nước nào khác trên thế giới. Trong bốn năm qua, con số sinh viên ghi danh vào kinh doanh, tài chính, ngân hàng và MBA đã giảm xuống 40 phần trăm xem như kết quả của suy thoái tài chính vì nhiều sinh viên đã chuyển sang các lĩnh vực khác, phần lớn là quản lí hệ thông tin hay khoa học máy tính. Một quan chức nhà trường giải thích: “Trường kinh doanh đã không có khả năng hấp dẫn số lớn sinh viên thêm nữa. Ngày nay mọi thứ là về các lĩnh vực STEM (Khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học) vì sinh viên có bằng khoa học hay máy tính có thể đi làm việc ở Mĩ hay châu Âu, do thiếu hụt công nhân và thay đổi trong luật di trú.”

Tác giả này lưu ý rằng trong năm năm qua, hơn 180 trường kinh doanh đã đóng cửa trong các thành phố lớn như Mumbai, Bangalore và Kolkata. 160 đại học khác đang vật lộn để sống sót và có lẽ sẽ đóng cửa sớm. Mười năm trước, con số đại học tư chuyên trong kinh doanh và ngân hàng đã gấp ba tới quãng 4,500 và đã cho tốt nghiệp hơn ba trăm nghìn sinh viên MBA mỗi năm. Tác giả viết: “Không có kiểm tra chất lượng trong các đại học này. Việc bố trí việc làm là không xứng với phí phải trả và phần lớn các thầy khoa thậm chí không đủ phẩm chất. Họ dạy từ các sách giáo khoa cũ ba mươi năm rồi, và không có chuẩn đầu vào, bất kì sinh viên nào có thể trả tiền đều sẽ được nhận vào. Việc mở rộng nhanh chóng của "các trường vì lợi nhuận" này đã phá huỷ hệ thống giáo dục ở Ấn Độ và cho hình ảnh xấu về người tốt nghiệp của họ. Người ngoại quốc thường chế giễu "MBA Ấn Độ" là "bằng cấp Bollywood” (Lưu ý: Bollywood là cái tên của bộ phim Ấn Độ bao giờ cũng có nhiều bài hát và điệu vũ nhưng không có câu chuyện hay diễn xuất thực).

Trung Quốc có ít trường tư hơn nhiều so với Ấn Độ vì nhiều đại học vẫn dưới sự kiểm soát của chính phủ. Vấn đề là có chất lượng về đào tạo và thiếu tri thức về cảnh quan kinh doanh toàn cầu. Tác giả thấy rằng đa số các thầy khoa kinh doanh được đào tạo trong những năm 70 và 80 trước khi Trung Quốc mở cửa thị trường cho người ngoài. Nhiều thầy khoa không có kinh nghiệm làm việc và không hiểu cách kinh doanh được tiến hành bên ngoài Trung Quốc. Sinh viên học từ các lí thuyết lỗi thời và cách làm kinh doanh cũ rích như kinh doanh gia đình hay phong cách kinh doanh địa phương. Phần lớn các môn học đều dựa chính vào lí thuyết, thiếu kĩ năng thực hành được khu vực kinh doanh cần tới. Về căn bản, chất lượng của giáo dục ở Trung Quốc là nghèo nàn, lạc hậu và không đáp ứng cho thế giới công ty. Tác giả nói: “Họ cần cập nhật và đào tạo lại các thầy khoa trong cảnh quan kinh doanh toàn cầu đang nổi lên. Điều họ dạy trong các lí thuyết thế kỉ 19 và đầu 20 sẽ không có nghĩa gì nữa.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem