Gửi sinh viên

Gửi sinh viên

Các bạn sinh viên thân mến,

Một số trong các bạn hỏi tôi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lo nghĩ về điều gì sẽ xảy ra khi các bạn tốt nghiệp. Tất nhiên, khó mà dự đoán tương lai. Thậm chí còn khó dự đoán tương lai hôm nay hơn khi thế giới đang thay đổi nhanh hơn điều mọi người có thể gõ trên bàn phím. Vài tháng trước đây, dầu giá $130 một thùng và mọi người dự đoán rằng nó sẽ lên tới $150 rồi tới $200. Vài ngày trước, dầu giá quãng $60 một thùng và chẳng ai nói về dầu chút nào nữa. Hôm nay chủ đề là "ngành công nghiệp ô tô" Mĩ và có lẽ vài tuần sắp tới từ giờ, nó có thể là chủ đề khác. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tác động tới mọi quốc gia, mọi ngành công nghiệp, mọi người, mọi thứ và không ai có thể dự đoán được khi nào nó sẽ kết thúc. Bởi sự nghiêm trọng của suy thoái, phần lớn các ngành công nghiệp dừng chi tiêu cho nên chúng ta có thể trông đợi ngành công nghiệp phần mềm cũng sẽ làm như vậy. Ngân sách phần mềm sẽ bị rút lại phần trăm nào đó, và điều tiếp sẽ là giảm chi phí nhiều hơn.

Khi nhiều người trong các bạn nhìn vào tương lai và nó có vẻ không ổn. Cảm thấy không thoải mái là được. Tất cả chúng ta đều cảm thấy không thoải mái bởi vì đây là thời gian thách thức. Nhưng đừng để điều đó bóp méo tư duy của bạn; đừng hoảng sợ, và đừng phản ứng thái quá. Bạn phải mạnh mẽ, ngay cả trong thời gian khủng hoảng này. Bạn phải tin rằng bạn sẽ tồn tại và nổi lên khôn ngoan hơn trong thời tốt hơn đang sắp tới. Bạn phải liên tục nghiên cứu cần mẫn trong những thời thay đổi này. Trong vài năm tới, mục đích của bạn phải là học tập, cải thiện tri thức của bạn và điều đó sẽ giúp bạn trên con đường tới thành công lâu dài. Dễ dàng bị tràn ngập bởi biến cố này, bởi đám mây đen bao phủ phía trước. Bạn phải tìm ra lòng dũng cảm để nhìn ra bên ngoài tình huống trực tiếp mà hướng tới tương lai tốt hơn. Bạn phải biết rằng việc học của bạn là đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể làm ngày hôm nay bởi vì điều bạn quyết định bây giờ sẽ xác định tương lai của bạn.

Nếu bạn nhìn lại trong lịch sử, bạn sẽ thấy rằng khủng hoảng tài chính có xu hướng là điểm ngoặt sang cái gì đó bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những cái mới và ngành công nghiệp mới. Sau cuộc suy thoái của Mĩ năm 1979, đã có nổi lên ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Sau cuộc suy thoái "dot-com" của năm 2001, nhiều công ty quản lí kém đã bị loại trừ nhưng nó cũng làm mạnh thêm các công ty như Amazon, eBay và tạo ra các công ty mới như Google. Cho nên là một nhà chuyên môn phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới, công ty mới, những ngành công nghiệp mới nổi lên từ cuộc khủng hoảng này. Vì cuộc khủng hoảng tài chính này là toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một điểm rẽ khác mà có thể chấm dứt một số doanh nghiệp quản lí tồi như các dịch vụ tài chính, các ngành công nghiệp ngân hàng, thị trường chứng khoán, ngành công nghiệp ô tô v.v. nhưng sẽ có nhiều ý tưởng mới, ngành công nghiệp mới nổi lên và họ có thể tới không phải ở Mĩ hay châu Âu. Có thể một nhà canh tân Ấn Độ "vô danh tiểu tốt" làm việc về cái gì đó sẽ thay đổi ngành công nghiệp này vài năm sắp tới. Có thể một nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc về những thuật toán kì diệu mà sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm trong vài năm tới. Có thể sinh viên Việt Nam nào đó đang làm việc về những ý tưởng mà sẽ tạo ra công ty đáng giá hàng triệu đô la trong vài năm nữa kể từ nay. Bất kì cuộc khủng hoảng nào cũng là cơ hội, nếu bạn biết cách vượt qua nó. Mười năm trước, trong cuộc suy thoái, ba sinh viên đại học Stanford đã viết ra một chương trình “Động cơ tìm kiếm” trong kí túc xá và đã tạo ra “Google.” Ba mươi năm trước, trong cuộc suy thoái khác, hai sinh viên Harvard đã mơ tạo ra “hệ điều hành” có thể được dùng trong máy tính cá nhân rồi gọi công ty hai người của họ là “Microsoft.” Tôi chắc các bạn tất cả đều biết điều gì đã xảy ra cho “Google” và “Microsoft” cũng như những người sáng lập của chúng.

Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của thời đại toàn cầu hoá, nơi các biến cố ở chỗ này cũng có tác động lớn tới các chỗ khác và chung cuộc tới toàn thế giới bởi vì toàn thế giới được nối đầy đủ rồi. Cuộc khủng hoảng hiện thời bắt đầu với việc xì hơi giá trị trong thị trường nhà và chứng khoán của Mĩ nhưng bởi vì nhiều quốc gia thế đã đầu tư vào ngân hàng và dịch vụ tài chính Mĩ, họ tất cả đều cảm thấy tác động khi giá trị tài sản giảm đi và kéo xuống toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Cho nên trong cuộc khủng hoảng này, nhiều công ty sẽ không tồn tại, một số ngành công nghiệp có thể bị xoá sổ nhưng sẽ có những miền nổi lên mạnh hơn và tốt hơn. Tại thời điểm này, ngành công nghiệp phần mềm đang trong "thời kì hoảng sợ” nơi mọi người cắt chi phí và cố gắng làm nhiều hơn với chi phí ít hơn. Người quản lí phần mềm đang ra lệnh như: Không thuê thêm người, không thêm thiết bị mới, không nâng cấp mới, không gia hạn hợp đồng, giảm số dự án, chỉ những dự án then chốt hỗ trợ cho doanh nghiệp mới có thể được duy trì. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để vận hành và đem tiền về cho nên sau "thời kì hoảng sợ” các công ty sẽ chuyển sang “thời kì ổn định” nơi họ sẽ ra quyết định về cách đạt tới mục đích giảm chi phí “một cách dự tích cực.”

Tôi đã để nhiều năm làm nghiên cứu về xu hướng công nghệ cho nên sau đây là dự đoán tốt nhất của tôi: Để giảm chi phí, nhiều công ty sẽ dùng “Phần mềm như dịch vụ -Software as a Service” (SaaS) thay vì mua phần mềm mới và trang thiết bị mới. Tôi đã làm các cuộc kiểm điểm tài liệu và thấy rằng ngay cả trong cuộc khủng hoảng này; công ty như Salefore.com vẫn làm việc tốt cho nên “miền nóng” sẽ là “Phần mềm như dịch vụ” và tôi khuyên là sinh viên nên chú ý tới lĩnh vực này. “Miền nóng” khác có thể nổi lên mạnh hơn có thể là “Nguồn mở” bởi vì nó tự do. Đây là miền khác mà sinh viên có thể phải chú ý tới. “Miền nóng” thứ ba có thể là “Web 2.0” nơi có nhiều công cụ; các chương trình mà công ty có thể dùng và thay thế nền hiện thời của họ bằng web (Xem bài báo của tôi về Web 2.0). “Miền nóng” khác mà nhiều công ty sẽ hội tụ vào là “Quản lí rủi ro.” Cuộc khủng hoảng tài chính buộc mọi công ty phải thay đổi cách họ quản lí rủi ro và nghĩ lại chiến lược rủi ro của họ. Các kế hoạch giảm nhẹ của họ sẽ hội tụ nhiều hơn vào việc cung cấp thông tin theo thời gian thực để cấp quản lí có thể can thiệp khi cần. Lí do cho cuộc khủng hoảng toàn cầu này là ở ngân hàng; nhà đất và công nghiệp tài chính đã không có quản lí rủi ro. Họ đã không thu thập thông tin rủi ro hay không tạo ra kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Nhiều công ty thậm chí không có kiểm điểm rủi ro hay kiểm toán tài chính cho nên quản lí tồi và những thực hành vô luân đã xảy ra mà không có giám sát của cấp quản lí. Tôi nghĩ từ giờ trở đi, người chủ doanh nghiệp và chính phủ sẽ yêu cầu nhiều thông tin hơn về tài chính công ti, về vận hành, quyết định và cách đo. Đây sẽ là miền khác mà sinh viên cần chú ý tới. “Miền nóng” tiếp sẽ là “Khoán ngoài phần mềm” để giảm chi phí. Vì công ty đã thải người nhưng họ vẫn cần ai đó làm những việc mà người bị thải trước đó vẫn làm, cho nên giải pháp logic là khoán ngoài nhiều hơn cho các nước có chi phí thấp hơn. Tôi tin trong suy thoái, phần lớn các công ty sẽ khoán ngoài nhiều hơn, không ít hơn. “Miền nóng” khác có thể là “Quản lí hệ thông tin” (MIS) bởi vì mọi công ty đều phải dùng hệ thông tin để phát hiện thay đổi, ra quyết định tốt hơn và trao đổi trực tiếp với mọi người trong công ty và với chính phủ. Bằng việc dùng công cụ hệ thông tin như “Trinh sát doanh nghiệp,” quản lí cấp cao có thể nhận diện tổ chức nào có rủi ro và tổ chức nào không. Chẳng hạn, công cụ tin tức doanh nghiệp có thể cung cấp cho cấp quản lí thông tin liên quan tới thay đổi thị trường trong thời gian thực tốt hơn là qua giấy tờ chậm chạp mà có thể mất vài tuần hay vài tháng. Với những công cụ này cấp quản lí có thể thấy trước khách hàng nào sẽ cắt bớt kinh doanh của họ và điều chỉnh kho để làm giảm thiểu tổn thất. Các loại quyết định này yêu cầu công nhân có kĩ năng cao để phân tích một miền rộng các thông tin nội bộ và ngoại bộ để hỗ trợ cho phân tích rủi ro nhanh chóng và lập kế hoạch dự phòng. Đó là kĩ năng được dạy trong hầu hết các chương trình MIS và đây là lí do tại sao tôi tin trong vài năm tới, chương trình MIS sẽ là ưa chuộng của sinh viên. “Miền nóng” khác là “Phương pháp Agile” (SCRUM hay Lập trình cực đoan) bởi vì với việc giảm tài nguyên (người và tiền), các công ty không thể đảm đương được các dự án lớn kéo dài vài năm mà chia nhỏ chúng thành nhiều dự án nhỏ hơn dùng cách phát triển gia tăng cho nên Agile sẽ là phương pháp để chọn lựa. Tôi khuyên rằng sinh viên nên học và thực hành phương pháp này (tôi sẽ có nhiều blog về Agile về sau).

Tóm lại, tôi đã đưa ra một số dự đoán cho dù biết rằng khó mà dự đoán tương lai. Vậy mà tôi không muốn để cuộc khủng hoảng này làm cho sinh viên bị tê liệt bởi sợ hãi và cảm thấy không thoải mái. Đã đến lúc cho mọi sinh viên tiếp tục việc học tập của mình và có dũng cảm để ra quyết định đúng. Khi mọi sự trở nên khắc nghiệt, sinh viên nên ra quyết định kiên quyết bởi vì thời kì xấu là bắt đầu của thời kì tốt tiếp theo.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem