Cuộc sống và hạnh phúc

Cuộc sống và hạnh phúc

Khi ngày tốt nghiệp tới gần, tôi có một thảo luận thú vị về nghề nghiệp trong lớp phần mềm. Một sinh viên nói: “Tôi muốn có việc làm được trả lương cao vậy thì tôi sẽ hạnh phúc.”

Câu hỏi của tôi cho các sinh viên là: “Bao nhiêu tiền sẽ làm cho bạn hạnh phúc? Nếu bạn hạnh phúc với $40,000 một năm, bạn có hạnh phúc không khi bạn của bạn làm được $50,000? Bạn có thể tìm thấy hạnh phúc qua một mình tiền được không?" Tất nhiên, câu hỏi này làm bột phát thảo luận trong sinh viên. Một số người nói rằng họ sẽ hài lòng với điều họ có nhưng số khác đặt câu hỏi tại sao ai đó được lương cao hơn.

Tôi hỏi các sinh viên có nghĩ tới tình huống này: “Tưởng tượng rằng bạn làm được $50,000 một năm và người quản lí của bạn cho bạn tăng lên $55,000 vì bạn làm việc tốt. Bạn rất hạnh phúc bởi vì bạn được thừa nhận về công việc của bạn và được thưởng bằng lương tốt. Một tháng trôi qua rồi một công ty khác trả cho bạn $60,000 nếu bạn làm việc cho họ. Bạn nói với người quản lí của mình về đề nghị đó nhưng ông ấy nói rằng ông ấy không thể trả được từng đó. Bây giờ bỗng nhiên bạn cảm thấy bất hạnh bởi vì bạn bị trả thấp và bạn muốn ra đi.”

Tôi muốn sinh viên nhìn vào hạnh phúc và tiền bạc từ quan điểm khác. Sau khi cho phép các sinh viên thảo luận về tình huống này trong vài phút, tôi tiếp tục: “Giả sử rằng bạn bỏ việc này và làm việc cho công ty mới. Với lương tốt hơn, bạn có thể mua được máy laptop mới, điện thoại di động mới, quần áo mới, có thể cả xe máy và bạn hạnh phúc được trong vài tháng. Bỗng nhiên bạn thấy rằng công ty của bạn đang trả cho người khác với cùng kĩ năng nhưng lại nhiều hơn trả cho bạn quãng $5,000. Thái độ của bạn sẽ thế nào? Bạn có hạnh phúc không?"

Đến lúc này, một số sinh viên bắt đầu tranh cãi “Điều đó sẽ không xảy ra cho tôi. Tôi sẽ vẫn hạnh phúc.” Nhiều người nói với tôi là họ là ngoại lệ cho loại tình huống này. Tôi bảo họ nghĩ về tình huống là khi lương của họ tăng lên, chi phí của họ cũng sẽ tăng lên cùng ham muốn của họ. Một số người sẽ nghĩ “Càng nhiều càng tốt.” Lần đầu tiên mọi người nhận lương tốt, họ rất hạnh phúc nhưng sau đó, mọi thứ lại là săn đuổi theo nhiều thứ hơn mà không may mức độ hạnh phúc sẽ ít đi nhiều. Về căn bản, hạnh phúc phụ thuộc vào việc có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản như ăn, mặc và ở. Sau khi đáp ứng các nhu cầu đó, mọi người sẽ thay đổi trong người tiêu dùng về bất kì cái gì họ muốn. Phần lớn mọi người đều muốn hơn nên tiền thêm sẽ không tác dụng lên cách họ hạnh phúc. Mức độ hạnh phúc tuỳ thuộc vào ham muốn của họ. Họ làm ra bao nhiêu tiền không thành vấn đề, nó không bao giờ đủ cả. Vấn đề là khi họ có nhiều hơn, họ sẽ lo nghĩ hơn thế rồi đột nhiên việc làm của họ trở thành gánh nặng. Họ sẽ lo nghĩ về mất việc. Họ sẽ lo nghĩ về người quản lí của họ và mọi thứ có thể tác động lên họ. Rồi họ sợ mất điều họ có và nhiều điều khác. Làm sao họ có thể hạnh phúc với lo nghĩ và sợ hãi thế?

Vào lúc đó, sinh viên bắt đầu hỏi tôi về quan điểm của tôi về hạnh phúc. Tất nhiên, đó là câu hỏi rất cá nhân nhưng tôi tin rằng lạc quan sẽ làm cho mọi người hạnh phúc. Có thái độ lạc quan sẽ tác động lên hạnh phúc nhiều hơn là có tiền. Khi nhiều sinh viên sẽ sớm tốt nghiệp, tôi hỏi họ nghĩ về nghề nghiệp, không về việc làm. Nghề nghiệp là việc theo đuổi mục đích cả đời hay tiến trình tiến bộ hướng tới mục đích cả đời, điều đối lập với việc làm hay hoạt động công việc mà bạn có thể kiếm tiền. Tôi muốn sinh viên nghĩ nghiêm chỉnh về điều họ có thể làm, loại công việc nào họ thích làm trong nhiều năm, loại công việc gì họ tận hưởng làm bởi vì khi bạn có đam mê về công việc của mình, phần thưởng sẽ tới. Nó có thể là tiền, nó có thể là cái gì đó khác. Điều quan trọng là bạn phải huấn luyện bản thân mình nghĩ một cách tích cực về bất kì điều gì xảy ra cho bạn. Cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng và có nhiều biến cố, cái thì tốt và cái thì có thể không tốt. Điều bạn có thể học được từ chúng sẽ hình thành nên tính cách của bạn. Người hạnh phúc nhất mà tôi gặp là những người thu được sức mạnh qua bất hạnh. Họ không trách cuộc sống về những điều bên ngoài, họ tự tin về bản thân mình, và họ nhận trách nhiện về hành động của họ. Người hạnh phúc nhận trách nhiệm cho thành công của mình và coi thất bại chỉ là biến cố tạm thời. Đó là điều tôi ngụ ý bởi lạc quan.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem