Chuẩn bị cho đại học/3
Trước khi vào đại học, nhiều người tốt nghiệp trung học đang đối diện với những câu hỏi khó về quyết định dự trường đại học nào và học lĩnh vực nào. Một số sinh viên sẽ chọn bất kì đại học nào chấp nhận họ và học bất kì cái gì họ thích. Tuy nhiên một số người sẽ nghe lời khuyên của bố mẹ họ và chọn điều bố mẹ muốn nhưng vấn đề là liệu bố mẹ có biết trường nào là tốt nhất và nghề nào đang có nhu cầu cao không? Ở Mĩ nhiều phụ huynh giám sát thị trường việc làm và thường dựa trên dự báo thị trường việc làm của Bloomberg và U.S News & World Report về xếp hạng đại học để khuyên con cái họ nhưng ở châu Á, phụ huynh thường dựa trên danh tiếng và xu hướng của các trường điều đã xảy ra vào thời họ còn là sinh viên thay vì theo dõi thị trường việc làm địa phương hiện thời. Khi tôi dạy ở Trung Quốc, tôi thường nghe các phụ huynh nói: “Không có gì tốt hơn là trường y, nha khoa và dược khoa,” và khuyến khích con cái họ đạt tới “bằng cấp cao nhất có thể được”.
Ngày nay thời thế đã thay đổi vì thế giới đã bị tác động bởi nhiều điều mà các qui tắc ngày xưa có thể không còn hợp thức nữa. Hiện thời lĩnh vực học tập tốt nhất là STEM: Khoa học (Y, nha khoa và dược khoa v.v.) Công nghệ (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, Quản lí hệ thông tin v.v.) Kĩ nghệ (Điện, Điện tử, Hoá học v.v.) và Toán học (Thống kế, v.v.). Tất nhiên lĩnh vực khoa học như Y, nha khoa và dược khoa tất cả đều là những nghề lớn nhưng chúng có phải là đầu tư tốt nhất ngày nay không? Chúng ta hãy xét thời gian và nỗ lực mà sinh viên phải dành ra trong các trường đặc biệt này: Quãng mười năm dành cho y; tám năm dành cho nha khoa; và bẩy năm dành cho dược sĩ và lương của họ khi so sánh với người phát triển phần mềm có bằng cử nhân và tám năm kinh nghiệm, người chuyên môn trong phân tích dữ liệu hay an ninh máy tính thì bạn có thể thấy rằng có khác biệt lớn.
Sai lầm tệ nhất mà học sinh trung học có thể phạm phải là KHÔNG quyết định về lĩnh vực học tập nào và chờ đợi cho tới khi họ vào đại học để học thử vài môn để xem môn nào là tốt nhất cho họ. Những sinh viên này thường chọn các môn dễ để cho họ có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống. Đến lúc họ tốt nghiệp, nhiều người mới biết rằng bằng cấp không phải là đảm bảo cho việc làm và khi họ đối diện với thực tại, lúc đó quá trễ và nhiều người trở thành một phần của những người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Về căn bản nếu bạn không ra quyết định trước khi vào đại học, bạn có thể bỏ lõ cơ hội tốt. Phần lớn các chương trình hướng nghề như khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, và toán học thường có số đăng tuyển giới hạn. Nếu bạn không ghi danh sớm, bạn có thể thấy khó vào được về sau. Lời khuyên của tôi là chuẩn bị sớm nhất có thể được, vì các trường hàng đầu là rất chọn lựa, các lĩnh vực học tập hướng nghề tốt có số nhận vào giới hạn, bạn phải được chuẩn bị KHI BẠN VẪN CÒN Ở TRUNG HỌC để chắc rằng bạn sẽ vào được. Bạn cần nói chuyện với các cố vấn nhập học của trường và hiểu yêu cầu của họ để cho bạn sẽ hiểu tính khả thi của việc được chấp nhận vào.
Sinh viên thường bầy tỏ cách nhìn của họ với tôi rằng họ không chắc liệu có đam mê về công nghệ hay kĩ nghệ không? Hay liệu họ có thể vượt qua được những chướng ngại nào đó và hoàn thành đào tạo đại học nghiêm ngặt không. Tất nhiên, đó là nhiều điều cần hỏi vì nhiều học sinh trung học không đủ trưởng thành hay không thực sự biết điều họ muốn. Đây là chỗ phụ huynh nên tham gia để khuyến khích và cung cấp hỗ trợ vì họ hiểu tình huống và nhu cầu thị trường việc làm. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi chưa bao giờ thấy một sinh viên cần cù nào mà không thể vượt qua được những khó khăn hàn lâm nào đó vì phần lớn chướng ngại đều ở trong tâm trí họ. Nếu họ nghĩ lập trình là khó thì họ sẽ không học môn lập trình; nếu họ nghĩ toán là khó thì họ sẽ né tránh toán nhưng nếu họ sẵn lòng đưa nỗ lực vào, phần lớn sẽ thành công. Đây là lí do tại sao sinh viên cần xây dựng mối quan hệ tốt hơn với thầy giáo. Thầy giáo sẽ dành nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cho bất kì sinh viên nào, nếu họ sẵn lòng làm việc chăm chỉ. Tôi có nhiều sinh viên tới môn Kĩ nghệ phần mềm của tôi với sự ngần ngại và bảo tôi rằng họ sẽ thử xem liệu họ có thể qua được môn này hay không. Tôi bảo họ nói chuyện với những sinh viên tốt nghiệp của tôi người đang làm việc trong công nghiệp và những người tốt nghiệp bị thất nghiệp khác, người học các môn dễ rồi ra quyết định. Đến cuối, phần lớn tới lớp tôi và quyết tâm hoàn thành nó. Tôi bảo họ: “Nếu các em học lớp của thầy chỉ để thử, các em sẽ thấy rằng nó là khó rồi các em bỏ. Nếu các em quyết tâm hoàn thành nó thì em sẽ thành công. Việc của thầy là hỗ trợ cho các em theo mọi cách nếu các em cũng đưa nỗ lực của các em vào.”
Khi một số trong các bạn đang chuẩn bị cho tương lai của bạn, xin chắc nghiên cứu mọi khả năng và xét bốn lời khuyên của tôi từ blog trước. Nhớ rằng chính trường đúng, đào tạo đúng, lĩnh vực học tập đúng và thái độ đúng sẽ xác định ra tương lai của bạn và phần còn lại của đời bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com