Chia sẻ kinh nghiệm/4

Chia sẻ kinh nghiệm/4

Tuần trước là “Tuần về nhà” một truyền thống đại học đón chào các cựu sinh viên. Nhiều cựu sinh viên quay lại gặp tôi, cho nên tôi thu xếp một cuộc gặp gỡ đặc biệt cho họ nói chuyện với các sinh viên hiện thời. Sau đây là đối thoại giữa những người đã tốt nghiệp và sinh viên trong lớp của tôi.

Brian Hollander đã tốt nghiệp những năm trước và hiện thời làm việc tại Google. Anh ấy nói với các sinh viên khác: “Google bao giờ cũng tìm các sinh viên là người năng nổ và là người làm theo tổ vì mọi người đều làm việc theo tổ. Năm ngoái, tôi đã nhận được một đề nghị từ Google, và như nhiều người mới tốt nghiệp tới từ những chỗ và trường khác nhau, chúng tôi không biết rõ người khác, cho nên tháng đầu rất thách thức. Đã có vài người muốn làm việc một mình, và người quản lí của tôi phải dành nhiều thời gian huấn luyện họ để làm việc trong tổ. Một số người trong họ là giỏi về kĩ thuật, và họ nghĩ họ có thể làm điều họ muốn làm, nhưng họ sai. Công việc ở đây cũng là thánh thức cho bất kì người nào. Cho nên lời khuyên của tôi là phát triển kĩ năng làm việc tổ sớm nhất có thể được vì đó là điều đầu tiên bạn cần khi làm việc trong công nghiệp.”

Một sinh viên hỏi: “Làm sao anh kiếm được việc làm? Anh có thể nói cho chúng em về việc phỏng vấn không?”

Brian đáp: “Như nhiều sinh viên, tôi đã xin việc trực tuyến và nhận được phỏng vấn qua điện thoại. Khi người quản lí gọi, cô ấy hỏi liệu đó có phải thời gian phù hợp để nói chuyện không hay liệu tôi có muốn lên lịch vào ngày khác không. Tôi bảo cô ấy rằng tôi ưa thích ngày muộn hơn vì tôi cần thời gian để chuẩn bị. Vài ngày sau, tôi có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ba người. Cuộc phỏng vấn thứ nhất bắt đầu rất thông thường vì người này chỉ hỏi tôi về các môn học và điểm của tôi, nhưng hai người kia đã hội tụ vào kĩ năng của tôi và yêu cầu tôi giải quyết nhiều vấn đề trực tuyến.”

Anh ấy nhắc nhở các sinh viên: “Điều rất quan trọng là lắng nghe cẩn thận từng câu hỏi và trả lời chậm vì bạn trao đổi qua điện thoại và không thể thấy được người kia. Tôi đã làm tốt, cho nên họ yêu cầu tôi tới Google cho cuộc phỏng vấn khác. Đó là năm phiên phỏng vấn trải dài hơn sáu tiếng, và tôi kiệt sức. Từng phiên phỏng vấn đều có hai tới bốn người yêu cầu tôi giải quyết vấn đề trên bảng trắng. Tôi tuân theo chỉ dẫn của họ, giải thích logic của tôi và viết mã trên bảng, họ lắng nghe cẩn thận và ghi chép về điều tôi đã làm. Hai phiên đầu hầu hết là về kĩ năng viết mã của tôi, nhưng phiên ba và bốn là về thuật toán, giải quyết vấn đề và tri thức đặc biệt như động cơ tìm kiếm, tính toán mây, và Internet mọi thứ. Tôi đã làm tốt, và họ dường như hài lòng. Có một lúc nghỉ ngắn khi họ bảo tôi đợi vì họ thảo luận với những người khác. Cuộc phỏng vấn cuối cùng là với người quản lí, và cô ấy hỏi tôi nhiều câu hỏi, từ sở thích của tôi, kế hoạch nghề nghiệp của tôi, sách tôi đọc trong năm tháng qua, v.v. Thậm chí những câu hỏi này chẳng liên quan gì tới kĩ thuật, nhưng tôi tin nó là yếu tố then chốt để xác định liệu tôi có thể “khớp” trong tổ của họ không.”

“Câu hỏi cuối cùng là về tôi muốn làm gì, và tôi nói với cô ấy rằng tôi muốn học thêm vì tiến bộ công nghệ nhanh thế, và học tập liên tục là cần thiết để giữ cho kĩ năng của tôi được cập nhật. Trường học chỉ có thể dạy cho tôi chừng nấy, nhưng tôi muốn học thêm nữa. Tôi nói: “Tôi muốn học các thứ mà tôi không biết vì tôi sẽ cần nó vài năm nữa kể từ giờ. Và điều đó bao gồm kĩ năng viết tốt hơn và kĩ năng con người.” Cô ấy dường như hài lòng, và sau vài câu hỏi thông thường, cô ấy đề nghị việc làm cho tôi. Tôi trở về khách sạn và không thể ngủ được cả đêm vì tôi cũng bị háo hức về việc làm này.”

Brian khuyên: “Có nhiều thứ để sống hơn là làm việc. Tất cả chúng ta đều có cuộc sống của mình trước khi chúng ta tới trường và trở thành kĩ sư phần mềm và tất cả chúng ta đều có những sở thích riêng như thể thao, âm nhạc, trò chơi, v.v. Tôi làm việc chăm chỉ ở công việc nhưng khi tôi về nhà và thích chơi bóng đá với bạn tôi. Vào ngày cuối tuần, chúng tôi đi ra ngoài cắm trại; tôi thích tự nhiên, cho nên tôi bao giờ cũng tận hưởng cắm trại để giữ cho tâm trí tôi được thảnh thơi và bình thản. Các bạn cần hình dung ra điều các bạn thích làm và tìm ra cách tận hưởng nó. Làm việc là một phần của cuộc sống nhưng không bao giờ là toàn thể cuộc sống của bạn. Làm việc tại Google là một kinh nghiệm thú vị với tôi vì nó là kinh nghiệm đa văn hoá. Tôi làm việc với những người từ nhiều nước; bạn thân nhất của tôi tới từ Pháp và Đức. Và chúng tôi đã làm việc trong việc kết hợp lẫn nhau với các rào chắn ngôn ngữ và nhiều thứ văn hoá như các phong cách làm việc khác nhau. Và đó là điều rất thú vị từ khía cạnh đó. Phần lớn chúng tôi, người Mĩ là rất trực tiếp và thẳng thắn để làm cho mọi thứ được thực hiện. Nhưng người Pháp dành nhiều thời gian trước, thảo luận, nói chuyện, và lập kế hoạch trước khi làm bất kì cái gì. Kĩ sư người Đức thích làm phân tích và thiết kế nhiều cho tới khi nó hoàn hảo. Nhưng tôi nghĩ việc trộn lẫn thực tại có tác dụng rất tốt vì chúng tôi có đà tốt để làm cho dự án được thực hiện.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem