Chia sẻ kinh nghiệm/3

Chia sẻ kinh nghiệm/3

Bẩy năm trước khi Kang Ji còn là sinh viên trong lớp của tôi, cô ấy đã không nói thạo tiếng Anh và có vấn đề với việc hiểu bài giảng, cho nên tôi đã khuyên cô ấy học thêm lớp tiếng Anh và sống cùng phòng với bạn Mĩ để cải tiến kĩ năng ngôn ngữ của cô ấy. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy đã làm việc tại Microsoft và dường như làm tốt. Hôm qua cô ấy tới thăm tôi, cho nên tôi đề nghị cô ấy chia sẻ kinh nghiệm làm việc với lớp của tôi. Sau đây là điều cô ấy đã chia sẻ:

“Tôi bắt đầu học tiếng Anh khi tôi mới 12 tuổi. Bố mẹ tôi chuẩn bị cho giáo dục của tôi từ sớm, vì họ muốn cho tôi đi học ở Mĩ. Kĩ năng đọc và viết của tôi là tuyệt vời, và tôi được điểm cao trong kì thi TOEFL. Nhưng khi tôi tới Carnegie Mellon, tôi gặp khó khăn hiểu tiếng Anh và tôi không thể nói được nhiều. Điều tôi đã học từ trường của tôi và các bài học kèm cặp về ngôn ngữ đặc biệt đã không giúp ích chút nào. Tôi không có nhiều cơ hội để thực hành kĩ năng nói với người gốc tiếng Anh, và đó là điểm yếu của tôi.”

“Khi tôi tới đây, tôi nhận ra tôi cần cải thiện năng lực nói của tôi nhiều lắm vì tôi đã không hiểu điều các giáo sư nói trong lớp. Tôi đọc nhiều nhất có thể được để bắt kịp và thức khuya để ghi nhớ sách giáo khoa và hi vọng rằng tôi sẽ học tốt trong lớp. Cho dù tôi có kĩ năng đọc tốt; tôi đã không thể nào bắt kịp vì việc học ở đại học không chỉ dựa trên sách giáo khoa và việc ghi nhớ mà còn trao đổi thông tin và thảo luận. Ở Trung Quốc, học sinh được bảo phải ngồi im và lắng nghe bài giảng, nhưng ở các lớp của Mĩ, học sinh hỏi câu hỏi mọi lúc, một số người còn cởi mở diễn đạt ý kiến của họ với các giáo sư, một số người thậm chí còn khác quan điểm của giáo sư. Làm việc đó ở Trung Quốc, bạn sẽ bị phạt hay thậm chí bí đá ra khỏi lớp.”

“Tôi đã mất sáu tháng đầu đầy thất vọng cho tới khi tôi gặp môn Nhập môn hệ thống máy tính của giáo sư Vũ. Điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất là thầy đã dành ngày lên lớp đầu tiên để nói về lập kế hoạch nghề nghiệp và cách học ở đại học. Thầy đã yêu cầu mọi học sinh phải xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp với mục đích giáo dục xác định. Tôi chưa bao giờ làm bất kì bản kế hoạch nào hay đặt bất kì mục đích nào vì trong tâm trí tôi, có bằng cấp là mục đích và có việc làm là mục tiêu. Thầy nói: “Em cần thu thập thông tin và thăm dò các cơ hội để đặt mục đích, làm quyết định, và lấy hành động cho nghề nghiệp của em và cuộc sống của em. Bằng việc biết em cần kĩ năng nào, điểm mạnh và điểm yếu của em là gì, và nghề nghiệp tương lai nào là có thể, em có thể quản lí được việc học của em và phát triển kĩ năng.” Hoạt động này đã mở mang tâm trí tôi tới thực tại cuộc sống mà nhiều học sinh chưa bao giờ nghĩ tới. Phần lớn chúng tôi đều lớn lên theo truyền thống mà bố mẹ đã lập kế hoạch mọi thứ cho con cái họ, và chúng tôi chỉ làm theo mà không hỏi gì. Tôi đã biết rằng để thành công vào thời đại này, tôi phải chịu trách nhiệm cho nghề nghiệp của mình cũng như cuộc sống của mình.”

“Khi tôi nói với giáo sư Vũ rằng tôi gặp khó khăn với tiếng Anh, thầy đã nói: “Mọi học sinh nước ngoài cũng đều gặp phải vấn đề tương tự vì cấu trúc cố hữu của ngôn ngữ thứ nhất của họ mà họ đã quen thuộc. Khi học ngôn ngữ khác, họ nghĩ trong ngôn ngữ của họ, rồi cố dịch nó từ ngôn ngữ thứ nhất sang ngôn ngữ thứ hai, và điều đó gây lẫn lộn cho họ.” Đó là lần đầu tiên ai đó đã giải thích điều đó rõ ràng thế cho tôi về vấn đề của tôi. Thầy khuyên: “Cách tốt nhất để học tiếng Anh là bắt đầu với từ vựng. Em phải cố đọc báo chí và bài báo kĩ thuật trong tiếng Anh để cải tiến từ vựng. Khi em đã học được vài từ, cố làm cho chúng thành vài câu ngắn khi trao đổi với bạn bè. Em nên phát âm từng từ và câu to ra và rồi cố sửa phát âm của em hay nhờ bạn giúp em. Đừng ngại nói vì em càng phạm nhiều sai lầm, em sẽ càng cải tiến tốt hơn. Em cần tìm bạn cùng phòng người Mĩ để em có thể nói với họ hàng ngày để cải tiến kĩ năng nói của em.”

“Nhiều học sinh quốc tế ưa thích có ai đó tới từ cùng nước mình là bạn cùng phòng vì chúng ta cảm thấy thoải mái với nhau. Theo lời khuyên của thầy, tôi đã yêu cầu đổi phòng trong kí túc xá để sống cùng hai bạn người Mĩ và cố gắng nói thường xuyên hơn và nhờ họ sửa phát âm cho tôi. Tôi không thấy vấn đề gì dù tôi nói cái gì đó sai hay đúng, nhưng khi tôi tiếp tục nói nhiều hơn với các bạn cùng phòng, cuối cùng điều đó cũng chấm dứt việc e ngại của tôi mà là vấn đề chính trong việc học tiếng Anh của tôi. Chúng tôi cũng xem các buổi truyền hình cùng nhau để cải tiến kĩ năng hiểu của tôi và làm cho bản thân tôi quen với văn hoá Mĩ. Sau vài tháng; kĩ năng tiếng Anh của tôi đã cải thiện đáng kể.”

“Khi kĩ năng tiếng Anh của tôi cải thiện, tôi cảm thấy thoải mái hơn, và tự tin vào việc học tập ở đây. Tôi biết rằng để có được việc làm tốt, có kĩ năng kĩ thuật là không đủ. Phần lớn các công ti đều tìm các kĩ năng mềm mà giáo sư Vũ cũng đã dạy trong lớp của thầy. Tôi nhớ thầy đã nói: “Khi người phỏng vấn hỏi “Kể cho tôi về dự án của bạn…,” đó là cơ hội của em để chứng tỏ kĩ năng trao đổi của em nơi em giải thích về dự án ở trường của em. Nhưng em phải giải thích dưới dạng điều mà dự án có cái gì đó đáp ứng cho nhu cầu của công ti. Khi người phỏng vấn hỏi “Kể cho tôi về vấn đề trong dự án của bạn…” Đó cũng là cơ hội để nói về cách em giải quyết vấn đề một cách hiệu quả thế nào. Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai nhưng nhận trách nhiệm, nhớ rằng làm việc tổ là quan trọng. Nếu câu hỏi là về vấn đề con người, người phỏng vấn muốn xác định sự trưởng thành của em nữa. Người trưởng thành hội tụ vào nhu cầu của người khác; người chưa trưởng thành toàn hội tụ vào bản thân họ.”

“Tôi không bao giờ quên lời khuyên của thầy vì trong cuộc phỏng vấn tại Microsoft, họ đã hỏi tôi cùng những câu hỏi này và tôi đã trả lời rất tốt. Câu hỏi cuối cùng làm tôi ngạc nhiên là: “Điểm yếu hay điểm mạnh của bạn là gì?” Tôi biết rằng tôi có kĩ năng kĩ thuật rất tốt, nhưng tôi không muốn tỏ ra kiêu căng. Sau khi ngần ngại, tôi trả lời: “Điểm yếu của tôi là trao đổi vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của tôi nhưng tôi đã làm việc chăm chỉ để vượt qua nó bằng việc tham gia và thảo luận trong lớp. Tôi tự tin rằng tôi có thể tiếp tục cải thiện nó.”

“Sau cuộc phỏng vấn, tôi trở lại phòng của tôi và nghĩ rằng tôi đáng ra không bao giờ nên để lộ điểm yếu của mình trong cuộc phỏng vấn việc làm vì có lẽ họ sẽ không thuê tôi. Vì ngày sau, tôi có được đề nghị việc làm từ Microsoft. Khi tôi đi làm việc ở đó, tôi đã gặp người quản lí phỏng vấn tôi. Anh ấy nói rằng có nhiều sinh viên giỏi kĩ thuật và tất cả họ đều trả lời tốt trong cuộc phỏng vấn, nhưng câu trả lời mà tôi đã đưa ra cho phép anh ấy làm quyết định thuê tôi. Anh ấy nói: “Bằng việc hỏi câu hỏi đó, tôi muốn biết năng lực của bạn để giải quyết khủng hoảng, tôi muốn thấy rằng bạn có thể nhận ra điểm yếu của bạn và rằng bạn sẵn lòng sửa chúng. Và câu trả lời của bạn là hoàn hảo một cách rõ ràng và trung thực.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem