Chia sẻ khác về kinh nghiệm làm việc

Tuần trước là “Tuần về nhà” một truyền thống đại học đón chào các cựu sinh viên. Nhiều cựu sinh viên quay lại gặp tôi, cho nên tôi thu xếp một cuộc gặp gỡ đặc biệt cho họ nói chuyện với các sinh viên hiện thời. Sau đây là đối thoại giữa những người đã tốt nghiệp và sinh viên trong lớp của tôi.

Ken Paddock tốt nghiệp bốn năm trước và hiện thời đang làm việc tại Facebook. Anh ấy nói với sinh viên: “Khi các bạn bắt đầu nghề nghiệp của mình trong bất kì công ti nào, các bạn không biết cái gì để mong đợi. Điều các bạn học trong trường có thể KHÔNG đích xác là điều xảy ra trong công ti, cho nên bạn phải điều chỉnh. Chẳng hạn, phần lớn các công ti công nghệ đều yêu cầu giờ làm việc dài. Tôi thường làm việc mười tới mười hai tiếng mọi ngày để làm cho công việc được hoàn thành. Nhiều sinh viên nghĩ sau khi tốt nghiệp và có việc làm, họ có thể để vài giờ làm việc và tận hưởng cuộc sống. Sự kiện là nếu bạn muốn một việc làm thoải mái, bạn KHÔNG nên làm việc trong khu vực công nghệ. Điều bạn học trong trường chỉ là cơ sở, nhưng có nhiều thứ bạn phải học ở công việc, và sáu tháng đầu tiên của bạn là về huấn luyện và học tập. Có sức ép để học nhanh nhất có thể được để cho bạn có thể có năng suất. Người quản lí của bạn và kĩ sư cấp cao theo dõi tiến bộ của bạn để xem bạn đã học được bao nhiêu trước khi phân bạn vào dự án. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có bằng cấp và không cần học, thế thì bạn đang phạm sai lầm lớn, nếu bạn không học nhanh, bạn sẽ bị “bẽ mặt” bởi các kĩ sư cấp cao khác và có thể không được phân công làm việc ở các dự án tốt. Trong phần lớn các công ti công nghệ, được làm việc trong dự án tốt là có tính cạnh tranh. Nếu người quản lí và kĩ sư cấp cao nghĩ bạn không “đủ giỏi” họ phân công bạn vào “công việc hỗ trợ” như sửa mã cho người khác.”

Một sinh viên hỏi: “Tại sao phải làm việc nhiều giờ khi các công ti khác chỉ làm việc tám giờ?”

Ken trả lời: “Bạn phải làm việc nhiều giờ vì sản phẩm phải đáp ứng hạn chót và đưa ra cho người dùng đúng thời gian. Có nhiều thách thức ở công việc, cho nên bạn phải học nhanh, làm việc chăm chỉ, và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhưng đổi lại, bạn cũng được trả lương tương ứng. Ngày nay việc phần mềm là một trong những việc làm được trả lương cao nhất trên thế giới. Tưởng tượng mà xem, bao nhiêu người hai mươi mốt tuổi làm được trên một trăm nghìn đô la một năm? Bao nhiêu triệu phú có đó trong công nghiệp công nghệ? Điều kì diệu về làm việc ở Thung lũng Silicon là bạn có thể làm ra nhiều tiền nếu bạn có kĩ năng đúng. Tuy nhiên, bạn phải quản lí nghề nghiệp của mình một cách năng nổ bằng việc nhận trách nhiệm cho kĩ năng của bạn để đi lên hàng đầu. Nhiều sinh viên mơ làm việc ở Thung lũng Silicon, và mơ làm ra nhiều tiền nhưng không biết cách làm việc và thành công ở đó. Nếu họ lười, không học nhanh, làm việc chăm chỉ, hay bắt kịp với công nghệ mới, họ sẽ không bao giờ thành công.”

Sinh viên khác hỏi: “Vậy thế chúng em phải chuẩn bị thế nào?”

Ken khuyên: “Thứ nhất, bạn phải học nhanh tại công việc. Bạn chỉ có vài tháng để học dưới sự giám sát của người quản lí và kĩ sư cấp cao vì họ sẽ quyết định phân công bạn vào dự án nào để làm. Mọi dự án tốt đều có tính cạnh tranh, cho nên bạn phải là người giỏi nhất. Nếu bạn nghĩ bạn là sinh viên hàng đầu trong trường, bạn sẽ ngạc nhiên. Khi bạn bước vào những công ti này, bạn sẽ thấy hàng trăm hay hàng nghìn người như bạn. Họ nằm trong số những người giỏi nhất trong trường của họ, và họ tới từ mọi trường hàng đầu trên thế giới. Tôi nằm trong số những người giỏi nhất ở Carnegie Mellon và tốt nghiệp danh dự, nhưng rồi tôi gặp những sinh viên giỏi nhất từ Stanford, từ Harvard, từ MIT, từ Berkeley, và họ đều rất giỏi. Thế rồi với sự ngạc nhiên, tôi cũng gặp những người tốt nghiệp danh dự hàng đầu từ Thanh Hoa, từ Đại học Bắc Kinh, từ Đại học Tokyo, từ Singapore, từ Oxford, v.v. Tất cả chúng tôi đều cạnh tranh vào các vị trí tốt nhất và để làm việc trên các dự án tốt nhất. Lời khuyên của tôi là bạn phải chuẩn bị. Thứ nhất, bạn phải học đọc nhanh vì khi bạn đi làm, bạn sẽ phải đọc nhiều bài báo kĩ thuật để xây dựng tri thức của bạn. Thứ hai, bạn phải học nhanh vì công nghệ thay đổi mọi lúc và bạn cần giữ cho tri thức của bạn được cập nhật. Tôi đã đọc nhiều bài báo kĩ thuật và khi tôi thấy ra cái gì đó “nóng,” tôi dành nhiều thời gian hơn để học nó. Tôi học các môn phụ từ MOOC để cập nhật kĩ năng của mình. Tôi nghĩ MOOC là cách tốt nhất để học kĩ năng mới.”

Một sinh viên bình luận: “Em có bạn làm việc ở Thung lũng Silicon nhưng không phải làm việc vất vả thế.”

Ken cười: “Có các công nhân hiệu năng hàng đầu và công nhân trung bình ở mọi công ti. Nhưng làm việc trong công nghiệp không giống như trường học mà các bạn có thể được điểm “C” nhưng vẫn thi đỗ môn học. Trong công nghiệp, bạn làm việc trong tổ; bạn phải giữ cùng nhịp với mọi người và không thể lười được. Nếu bạn không đóng góp, tổ sẽ loại bỏ bạn. Tôi không nói rằng mọi người đều làm việc chăm chỉ mọi lúc, nhưng là người hiệu năng hàng đầu, bạn phải làm việc chăm chỉ vì bạn muốn có lương tốt nhất và tuỳ chọn cổ phần. Công ti trả cho bạn tương ứng với khả năng đóng góp của bạn. Bạn đã bao giờ hỏi tại sao một số người phát triển phần mềm làm được hai tới ba trăm nghìn đô la một năm trong khi người khác làm được ít hơn một trăm nghìn đô la? Tại sao có vài trăm triệu phú làm việc và sống ở Thung lũng Silicon? Tại sao sinh viên trên khắp thế giới mơ được tới làm việc tại Thung lũng Silicon? Tất cả họ đều có chung mơ ước thành công, và họ được chuẩn bị để đạt tới giấc mơ đó. Không có chỗ khác trên trái đất mà có thể làm cho giấc mơ đó thành hiện thực, và tôi đã thấy nhiều người đã đạt tới giấc mơ đó bất kể họ tới từ đâu hay họ tốt nghiệp từ trường nào. Cơ hội là vô tận…”

Một sinh viên hỏi: “Chúng em còn cần cái gì khác để biết bên cạnh được chuẩn bị?”

Ken khuyên: “Vì các bạn vẫn còn trẻ, một số trong các bạn không quan tâm tới sức khoẻ của mình, nhưng đó là sai lầm. Công việc công nghệ đầy những căng thẳng, và nó ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bạn khi các bạn trở nên già đi. Các bạn cần tập thể dục và tìm thời gian để giữ cho tâm trí các bạn rời xa khỏi công việc. Nếu các bạn có thể làm điều đó, các bạn sẽ tăng tính năng suất của các bạn và mạnh khoẻ hơn. Tôi làm việc chăm chỉ, nhưng tôi cũng luyện tập bằng việc đi tới phòng tập thể dục hàng ngày. Tôi giữ cho bản thân tôi mạnh khoẻ bằng việc không ăn “đồ ăn xấu” và không “uống rượu hay hút thuốc lá” chút nào. Các ban sẽ thấy quá nửa những người làm phần mềm trong công nghiệp công nghệ có phong cách sống lành mạnh. Cuộc sống không chỉ là làm việc mà còn là tận hưởng và bạn không thể tận hưởng được cái gì nếu bạn không mạnh khoẻ. Bạn cần giữ cuộc sống cân bằng.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem