Chọn lĩnh vực học tập

Chọn lĩnh vực học tập

Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về kĩ năng của kĩ sư phần mềm mà các công ty toàn cầu cần tới. Khi nhu cầu về các công nhân tri thức tăng lên và có thiếu hụt người có kĩ năng trong công nghiệp, nhiều công ty toàn cầu phải thuê người phần mềm có kĩ năng từ hải ngoại để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi năm, Mĩ phải "nhập khẩu" trên 80,000 kĩ sư phần mềm, phần lớn từ Ấn Độ qua chương trình thị thực H1B (thị thực làm việc) để làm việc ở Mĩ. Nhiều nước ở châu Âu cũng phải đem người có kĩ năng từ Đông Âu và Nga tới làm việc ở nước họ. Ngay cả Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải thuê người phần mềm từ các nước khác để làm việc "tạm thời" ở nước họ cho tới khi họ có thể đào tạo đủ công nhân có kĩ năng.

Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá nơi mọi người sẽ đi tới bất kì đâu họ có thể tạo ra cuộc sống thoải mái và kĩ năng quan trọng nhất là khả năng trao đổi trong tiếng nước ngoài như tiếng Anh. Nếu bạn không nói rất thạo tiếng Anh, cơ hội để làm việc ở nước ngoài có lẽ là không thật lớn. Điều thứ hai là kĩ năng kĩ thuật bản chất trong các ngôn ngữ lập trình cơ sở như C, C++, C#, hay Java nhưng thế thì bạn cũng cần phải có tri thức về.NET, Unix, Linux, HTML, XML, SQL, MySQL, hay J2EE. Đây là những kĩ năng nền tảng cho phép bạn làm việc ở mức người lập trình hay kiểm thử. Những kĩ năng cao cấp hơn mà bạn sẽ cần là Phân tích Nghiệp vụ hay Kĩ nghệ Yêu cầu, quản lí dự án phần mềm, kiến trúc hệ thống, hay thiết kế mạng điều sẽ cho bạn đủ phẩm chất làm việc ở mức tiếp khi bạn đi lên trong nghề nghiệp của mình. Bạn cần chuyên môn hoá hay có kinh nghiệm trong tích hợp các sản phầm thương mại bán sẵn (COTS) như Peoplesoft, SAP, Dynamics, Siebel và chuỗi nghiệp vụ Oracle. Những kĩ năng này sẽ giúp bạn tiến lên mức cao hơn trong khu vực kĩ thuật. Bạn có thể chuyên môn hoá trong hệ thống quản lí mạng như CISCO, Novell, EMC, VMware, IBM Tripoli hay BMC. Hiện thời, có nhu cầu cao về quản lí cơ sở dữ liệu và hệ thống tin tức doanh nghiệp như xây dựng nhà kho doanh nghiệp, quản lí hiệu năng doanh nghiệp, phát triển OLAP và giải pháp siêu dữ liệu dựa trên nền hệ điều hành (Window server, Sun/HP server), Oracle, SQL, DB2, Hyperion Essbase, Cognos powercube, Oracle OLAP, và Websphere v.v.

Tuần trước, tôi có cuộc nói chuyện với văn phòng thu xếpt việc làm của chúng tôi ở Carnegie Mellon và họ bảo tôi rằng việc làm tốt nhất nhìn trong 10 năm tới là: Kĩ sư phần mềm, Y tá, và An ninh mạng. Dự đoán của họ dựa trên cung và cầu toàn cầu từ thị trường việc làm nhưng họ không biết bao nhiêu sinh viên sẽ đổi lĩnh vực học của mình dựa trên dữ liệu đó hay họ vẫn tiếp tục học điều họ thích?

Bạn có chọn một lĩnh vực học tập mà bạn thực sự thích bất kể viễn cảnh việc làm không? Sau rốt, bạn chỉ có một cơ hội trong cuộc sống vì bạn không phải là sinh viên mãi mãi cho nên tại sao không học cái gì đó bạn thích? Tuy nhiên, nếu có quá nhiều cung cấp về những kĩ năng nào đó trong thị trường, bạn có muốn học chúng nữa không? Giáo dục là đầu tư chính từ bạn và gia đình bạn dưới dạng thời gian, công sức và tài chính. Bạn có muốn vẫn xét tới điều bạn thích khi nó có thể tác động tới đầu tư của gia đình bạn được không? Bố mẹ bạn đang vật lộn để trả tiền học cho bạn tới trường, bạn có xét tới nỗ lực và mong đợi của họ trong việc chọn lĩnh vực học tập của mình không?

Đây là những câu hỏi thú vị mà không có câu trả lời đúng hay sai. Tôi kính trọng bất kì câu trả lời nào bạn chọn, sau rốt đó là chọn lựa của bạn và cuộc sống của bạn. Vấn đề tôi đề cập trong blog này là ngày nay nhiều sinh viên vẫn thiếu "khả năng nhìn" về cung và cầu của thị trường đối với lĩnh vực học tập họ đã chọn. Nhiều người không biết thị trường cần gì và cái gì sẽ là điểm nóng đến lúc họ tốt nghiệp. Tất nhiên, thị trường không phải không thay đổi cho nên không ai có thể đúng 100%. Vài năm trước, một số người đã dự đoán rằng kinh doanh, ngân hàng và tài chính là việc làm nóng nhưng không ai có thể dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính và ngày nay hầu hết sinh viên kinh doanh không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là sinh viên phải bỏ qua dự báo việc làm khi chúng ta đi vào thời đại toàn cầu nơi mọi người có thể đi làm việc ở bất kì đâu.

Như tôi đã thảo luận với đồng nghiệp của mình, họ cũng đưa ra các ý kiến khác nhau. Một giáo sư bảo tôi rằng sinh viên phải học điều họ thích bởi vì họ sẽ không là sinh viên giỏi nếu họ phải học cái gì đó chỉ để kiếm việc làm. Nếu họ không thích điều họ học thì họ có thể không giỏi về nó. Giáo dục là về học và trưởng thành và không nên là công việc khổ sở. Sau rốt mọi người có thể kiếm việc làm cho dù người khác sẽ không làm vậy cho nên có cơ hội nếu họ giỏi với điều họ học, họ bao giờ cũng kiếm được việc làm tốt.

Một giáo sư khác có quan điểm khác. Ông ấy tin rằng sinh viên phải hiểu về cạnh tranh trong theo đuổi nghề nghiệp và sẽ là khôn ngoan đi lựa lĩnh vực nghiên cứu có nhu cầu cao bởi vì khi bạn có việc làm tốt, làm ra nhiều tiền thì bạn có thể theo đuổi bất kì cái gì bạn thích. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy thích âm nhạc nhưng ông ấy biết rằng rất khó tìm việc làm nên ông ấy đã chọn máy tính và sau nhiều năm làm việc trong công nghiệp tính toán ông ấy đã trở thành giáo sư tại Carnegie Mellon nơi ông ấy dạy âm nhạc trong Trung tâm công nghệ giải trí, ông ấy nói: “Tôi có cả hai thế giới, đam mê của tôi trong âm nhạc nhưng nghề của tôi trong âm nhạc máy tính cho công nghiệp giải trí và tôi yêu mọi chi tiết của nó.”

Cho dù chúng ta phải biết cái nhìn về lĩnh vực học tập được chọn của mình, tốt hơn hay tồi hơn, phần lớn chúng ta sẽ ra quyết định của riêng mình vì chúng ta chịu trách nhiệm cho cuộc sống chúng ta.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem