Chương trình bằng cấp chuyên sâu

Có vài lí do mà sinh viên muốn tiếp tục theo đuổi các bằng cấp chuyên sâu như Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Nhiều người muốn chuyên sâu tri thức của họ và đẩy mạnh giáo dục của họ nhưng một số người không biết làm cái gì, cho nên họ quyết định ở lại trường. Có vài người không thể tìm được việc làm hay không sẵn sàng đi làm cho nên họ ở lại trường. Đây KHÔNG phải là lí do tốt. Các bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ hay tiến sĩ là quyết định bạn phải đưa ra một cách rất nghiêm túc. Đó là đầu tư chính về tiền bạc, nỗ lực và thời gian của đời bạn cho việc đẩy mạnh giáo dục của bạn.

Một số sinh viên tin rằng bằng việc có bằng cấp cao hơn, họ sẽ có khả năng kiếm được việc làm tốt hơn, lương tốt hơn, dẫn tới tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã khám phá ra sau vài năm, rằng điều đó không xảy ra như họ đã tưởng. Sự kiện là sinh viên với bằng thạc sĩ có kiếm được lương CAO HƠN sinh viên với bằng đại học nhưng cơ hội kiếm được việc làm là ÍT HƠN, trừ phi họ có "kĩ năng đặc biệt" mà công nghiệp cần tới. Một cách điển hình, các công ty thuê phần lớn các sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học bởi vì những sinh viên này có nền tảng tốt mà công ty có thể đào tạo họ về bất kì kĩ năng nào họ cần. Sinh viên với bằng thạc sĩ được coi là "chuyên viên", có nghĩa là họ đã có kĩ năng đặc thù mà họ muốn làm. Nếu công ty cần những kĩ năng này, thì điều đó là sánh đúng. Nếu công ty không cần, không có lí do gì để thuê họ và trả nhiều tiền hơn.

Trong chương trình đại học như Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm, sinh viên học các khái niệm cơ sở, kĩ năng cơ sở như lập trình, kiểm thử, thiết kế v.v. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc như người kiểm thử, người lập trình, người phát triển, người lãnh đạo kĩ thuật, người quản lí dự án trong bất kì kiểu ứng dụng, nền và công nghệ nào. Tuỳ theo điều công ty cần, họ có thể được đào tạo để đáp ứng nhu cầu này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chương trình sau đại học đưa sinh viên vào khu vực hẹp và chuyên môn nhiều nơi họ sẽ học tri thức và kĩ năng đặc biệt. Chẳng hạn, an ninh tính toán, phần mềm nhúng, cơ sở dữ liệu và khai phá dữ liệu, robotics, học máy (trí tuệ nhân tạo), công nghệ sinh học, e-commerce, hệ thông tin quản lí v.v. Đó là lí do tại sao, ĐIỀU QUAN TRỌNG cho sinh viên là quyết định sớm trước khi xin học chương trình bậc thạc sĩ về chương trình chuyên môn nào họ muốn học tập.

Chương trình bậc thạc sĩ là khác với chương trình đại học vì nó yêu cầu mức độ thành đạt hàn lâm cao. Sinh viên phải giỏi đọc, viết và phân tích thông tin. Điều này là RẤT MẤU CHỐT nếu bạn muốn theo đuổi giáo dục của mình ở nước ngoài. Tôi đã thấy nhiều sinh viên nước ngoài thất bại trong các trường Mĩ, KHÔNG PHẢI bởi vì họ không học tập chăm chỉ mà bởi vì khiếm khuyết ngôn ngữ của họ. Nếu bạn vẫn không chắc về điều bạn muốn, bạn cần nói chuyện với các giáo sư và sinh viên đã tốt nghiệp để có được ý tưởng tốt hơn về điều được yêu cầu. Tôi đã thấy nhiều sinh viên năm thứ nhất trong chương trình bậc thạc sĩ phải nỗ lực rất lớn, bị tràn ngập bởi quá nhiều thông tin, quá nhiều thứ họ phải biết. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chẳng có ý tưởng gì về điều họ lâm vào vì họ không được chuẩn bị để học nhiều đến chừng ấy. Trong chương trình bậc thạc sĩ, người ta mong đợi rằng sinh viên duy trì khá hơn điểm trung bình (ở Mĩ thường 3.3 điểm là tối thiểu trong khi 4 là cao nhất). Điều đó cũng yêu cầu trưởng thành và trách nhiệm nào đó của sinh viên vì học tập là khá căng yêu cầu sinh viên quản lí thời gian của họ một cách hiệu quả.

Trước khi ra quyết định, sinh viên phải để thời gian tìm thông tin từ nhiều nguồn như các cố vấn nghề nghiệp, giáo sư, thành viên gia đình và sinh viên đã tốt nghiệp trước khi quyết định cái gì là tốt nhất cho họ. Tôi thấy rằng những sinh viên thành công trong chương trình bằng cấp chuyên sâu biết điều họ muốn, họ được chuẩn bị tốt từ trước một thời gian, và sẵn sàng làm nhiều hơn công việc này yêu cầu. Họ hiểu giá trị của giáo dục cao hơn và bao giờ cũng cởi mở với các ý tưởng mới, tình huống mới và kinh nghiệm mới. Nếu bạn muốn đẩy mạnh giáo dục của mình trong chương trình bằng cấp chuyên sâu bạn cần:

1) Chọn lĩnh vực học tập đặc biệt một cách cẩn thận. Biết cái gì bạn giỏi, biết cái gì bạn quan tâm. Tiến hành một số nghiên cứu về toàn cảnh cơ hội việc làm tương lai và lựa chọn chỉ khu vực bạn cảm thấy thoải mái vì chính bạn là người chịu trách nhiệm cho tương lai của mình.

2) Nếu bạn vẫn không biết phải chọn gì, đừng thất vọng vì phần lớn sinh viên đều ở cùng vị thế đó. Chọn vài khu vực rồi tìm thông tin thêm để giúp bạn lựa chọn điều tốt nhất. Đọc các bài báo trên internet để tìm về xu hướng, điều công nghiệp cần, và điều thị trường địa phương muốn. Không ai biết được mọi thứ, bạn không bao giờ biết chừng nào bạn còn chưa cố gắng. Đi theo trái tim mình và mối quan tâm của mình nhưng giữ “kiểm tra thực tại” để bạn vẫn còn ở gần thị trường việc làm và không phân tán quá xa vào cái gì đó mà bạn có thể hối tiếc về sau.

3) Hỏi các câu hỏi với những người đang làm việc trong khu vực bạn muốn học tập. Là sinh viên, bạn có thể hỏi nhiều câu hỏi mà mọi người không để tâm. Sẽ khó hơn nếu bạn không còn là sinh viên nữa. Chuẩn bị câu hỏi của bạn thật cẩn thận, hỏi cách họ đã bắt đầu, tại sao họ học tập trong khu vực đó, cái gì làm họ hài lòng và cái gì làm họ ngạc nhiên, loại dự án nào họ làm việc, cái gì giúp họ đi trên đường, cái gì họ muốn họ đã làm được, lời khuyên nào họ có thể cho bạn.

4) Nếu bạn được chấp nhận vào chương trình bằng cấp chuyên sâu, đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn phải được chuẩn bị tốt để thành công. Quản lí thời gian là mấu chốt cho nên bạn phải đặt ưu tiên và dành mọi thứ cho học tập. Trong chương trình bằng cấp chuyên sâu, bạn phải biết rõ các giáo sư vì họ có thể chỉ đạo bạn hướng tới mục đích học tập của mình. Tuy nhiên, bạn không thể tuỳ thuộc vào giáo sư của bạn để giúp bạn nếu họ không biết bạn. Phần lớn các giáo sư đều bận rộn với hoạt động nghiên cứu của họ và không có thời gian. Cho nên bạn phải tìm cách biết họ và được họ biết tới đối lại. Bạn phải đọc về nghiên cứu và nghề nghiệp của họ trước, bằng việc biết tri thức chuyên gia của họ rồi bạn có thể hỏi họ về lời khuyên.

5) Phần lớn các lớp trong chương trình bằng cấp chuyên sâu đều nhỏ nhưng cạnh tranh cao. Nhiều lớp được tổ chức như nỗ lực nhóm cho nên bạn phải lựa các thành viên tổ một cách cẩn thận. Tìm cách biết tổ của bạn và chắc rằng tất cả họ đều chia sẻ mối quan tâm của bạn. Sẵn lòng nhận thách thức trong lớp, không lựa chọn bất kì nhiệm vụ phân công nào dường như đơn giản vì bạn đang học kĩ năng đặc biệt. Nhiệm vụ dễ dàng sẽ làm bạn chán, cho bạn điểm thấp, và chẳng dạy bạn cái gì. Trong môi trường này, bạn phải cố gắng vất vả để học bởi vì bạn sẽ trở thành "chuyên viên" hay "chuyên gia trong lĩnh vực”.

6) Cách khác để biết các giáo sư và thăng tiến việc học hành của bạn là xem xét làm việc cho họ như người trợ lí nghiên cứu. Bằng việc giúp họ, bạn sẽ có cơ hội học nhiều hơn và kết nối bản thân bạn với những ý tưởng mới và các giáo sư khác. Phần lớn chương trình bằng cấp chuyên sâu đều bao gồm nghiên cứu cho nên bạn phải được chuẩn bị trước một thời gian. Đừng chờ đợi cho tới khi giáo sư đòi hỏi hay chỉ đạo bạn làm cái gì đó. Bạn phải được chuẩn bị và lựa chọn nghiên cứu của mình ngay khi bạn sẵn sàng.

7) Biến nghiên cứu của bạn thành bài báo được xuất bản trong tạp chí hàn lâm hay chuyên nghiệp. Điều này là quan trọng cho bạn được thừa nhận và chứng minh rằng bạn là "chuyên viên". Được tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp hay các uỷ ban để đẩy mạnh nghề nghiệp của bạn. Nhiều người sử dụng lao động tìm kiếm những chuyên viên doanh nghiệp, sáng tạo, năng nổ trong lĩnh vực đặc thù để lãnh đạo các hoạt động. Bạn phải chứng minh rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo. Bạn phải chứng tỏ tri thức chuyên gia của mình, sáng kiến, nỗ lực, và khả năng lãnh đạo, giải quyết xung đột và giải quyết các vấn đề. Về căn bản bạn muốn chắc chắn rằng bằng cấp chuyên sâu sẽ không chỉ cho bạn có được việc làm mà nó phải mở ra cánh cửa cơ hội cho bạn bởi vì bạn đã đầu tư thời gian, nỗ lực thêm trong nghề nghiệp của mình.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem