Cẩn thận về đại học giả

10/2011: Tuần trước, cảnh sát Mĩ đã đóng cửa một đại học California có tên là “Tri-Valley University”, đại học đã làm hàng triệu đô la bằng việc cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài vào Mĩ. Từ năm 2008, Tri-Valley University đã cung cấp các môn học trực tuyến cho sinh viên, phần lớn ở Ấn Độ để lấy bằng Mĩ mà không phải rời khỏi Ấn Độ. Về sau, nó cũng mở một trường ở bắc California và cấp phép cho sinh viên nước ngoài vào Mĩ học tập. Chính phủ liên bang nói đại học này là rởm vì nó không được chính thức công nhận, phần lớn các khoa của họ là không đủ tư cách, nhiều khoa dùng bằng giả để dạy với mục đích duy nhất là tạo điều kiện cho người nước ngoài trong việc có được một cách bất hợp pháp tình trạng sinh viên, điều cho họ quyền vào Mĩ.

Người chủ của đại học này phủ nhận lời cáo buộc. Bà ấy nói đại học này đã không làm điều gì bất hợp pháp vì họ chưa bao giờ buộc bất kì ai tham dự trường của họ. Mọi sinh viên xin vào và trả nhiều tiền để tới học tại trường một cách tự nguyện. Cảnh sát cũng thấy rằng trường có nhiều triệu đô la trong tài khoản ngân hàng của họ dưới tên của người chủ. Khi cảnh sát đóng cửa trường, hàng nghìn sinh viên của đại học này đối diện với việc bị trục xuất. Theo chính phủ, tất cả các thị thực sinh viên mà trường ban hành đều bất hợp lệ. Chính phủ đang kiểm điểm lại trường hợp này và có thể là mọi sinh viên sẽ phải rời khỏi Mĩ ngay lập tức. Văn phòng luật sư Mĩ tuyên bố rằng người chủ của Tri-Valley University ở Pleasanton đã dùng trường để giúp cho người nước ngoài thu được thị thực bất hợp pháp để cho phép họ ở Mĩ. Hiện thời, hầu hết 1,555 sinh viên ở trường này là từ Ấn Độ.

Kalpana Peddibhotla một sinh viên phàn nàn: “Tại sao không ai trong chính phủ nhận biết về trường này và tại sao không ai có đó để điều tra trước khi họ lấy tiền của chúng tôi. Làm sao chúng tôi biết được liệu trường là hợp pháp hay không. Họ đã quảng cáo ở khắp Ấn Độ, trong báo chí, tạp chí, bảng yết thị và trên internet hứa hẹn tương lại với chúng tôi. Làm sao điều đó có thể có được?"

Một sinh viên khác nói với báo chí địa phương: “Điều này thực rất tồi tệ, tôi nghĩ đời tôi đáng ra có thể tốt hơn nhưng bây giờ tương lai của tôi là ở cống rãnh. Gia đình tôi đã trả nhiều tiền cho giáo dục của tôi, tôi không hiểu tại sao chính phủ cho phép đại học như thế này hoạt động trong nhiều năm và lấy nhiều tiền từ những người nghèo như chúng tôi?" Cảnh sát nói rằng điều đó không phải là đơn giản bởi vì phải mất nhiều tháng và năm điều tra và kiện ra toà về lừa đảo.

Sau khi câu chuyện này được đưa trên báo chí và ti vi, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Tri Valley người hiện đang làm việc cho các công ty Mĩ đã bị sa thải ngay lập tức vì việc dùng bằng giả để có được việc làm. Các công ty Mĩ ở Ấn Độ cũng được báo động về công nhân Ấn Độ nói họ có bằng từ đại học này. Một người quản lí công ty nói với báo chí Ấn Độ: “Chúng tôi sẽ phải là kiểm điểm kĩ lưỡng, khi chúng tôi thuê họ, họ nói có bằng cấp từ đại học Mĩ nhưng hoá ra là bằng giả nên chúng tôi phải có hành động.”

Các quan chức Ấn Độ đã phàn nàn với chính phủ Mĩ rằng một số sinh viên bị buộc phải đeo ống khoá ở chân có GPS để cảnh sát theo dõi chuyển động của họ trong khi những người có thẩm quyền di trú đang điều tra về tình trạng của họ. Đại sứ quán Ấn Độ nói nó muốn chính phủ Mĩ "đảm bảo rằng sinh viên Ấn Độ không phải là đối tượng cho bất kì việc kì thị hay ngược đãi nào."

Theo điều tra báo chí, có vài trường đại học rởm đang hoạt động ở Mĩ nhằm vào sinh viên nước ngoài bằng việc cấp bằng rởm trực tuyến. Chừng nào họ dùng các bằng giả này ở nước họ hay đâu đó khác thì điều đó không phải là mối quan tâm của Mĩ. Tuy nhiên, nếu họ dùng bằng giả để có được việc làm ở Mĩ thì đó sẽ là vụ lừa đảo. Sinh viên vào Mĩ qua việc vào đại học giả thường bị trục xuất ngay lập tức. Năm ngoái, hàng nghìn sinh viên Trung Quốc đã bị trục xuất trở về Trung Quốc khi tới đại học rởm ở Oregon, trường này cũng bị cảnh sát đóng cửa. Người chủ đã vận hành vài đại học rởm trước đây đã bị bắt với hàng trăm triệu đô la trong nhà ông ta.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com