Cải tiến theo CMMI

Để cải tiến qui trình bằng việc dùng CMMI: Bạn cần định nghĩa qui trình để thu thập dữ liệu đo ở mức dự án, mức tổ chức (DTT) và gióng thẳng chúng với việc kinh doanh của DTT (Mục đích & Mục tiêu);

Tôi thấy các bằng chứng về:

1) Dùng cách tiếp cận định lượng cho việc ra quyết định (Người quản lí dùng cách đo để ra quyết định – báo cáo cuộc họp bằng chứng cớ, sổ kí sự dự án)

2) Việc tham gia của toàn tổ chức vào quá trình chuẩn (Số các dự án tuân theo qui trình chuẩn như được xác định bởi bằng chứng SQA & SEPG – SQA tuân thủ cách đo.)

3) Sử dụng kho của tổ chức (Bao nhiêu dự án đóng góp và dùng tài sản “Dùng lại”? (Mã, khuôn mẫu, danh sách kiểm v.v. trong Thư viện tài sản qui trình (PAL) và được dùng trong các dự án;

4) Ngăn ngừa lỗi thực hiện (Số các kiểm điểm tại cổng ra, số các lỗi được tìm ra và sửa – bằng chứng: Báo cáo giám định do SQA thực hiện;

5) Tăng tính thấy được của “Điều chúng ta làm tốt nhất.” Chia sẻ “Thực hành tốt nhất ” trong các dự án và khối lượng tài sản dùng lại trong kho qua thời gian (độ đo năng suất);

6) Cải tiến về chuyển giao chất lượng cho khách hàng (Số lỗi, báo cáo lỗi, lỗi hậu đưa ra giảm dần qua thời gian và sự thoả mãn của khách hàng tăng lên)

Các câu hỏi trong việc đánh giá CMMI với mọi người trong tổ chức của bạn

1) Có những khuyến khích hay khen thưởng hữu hình cho những cải tiến qui trình thành công không? (Ai nhận được cái gì khi họ cải tiến?)

2) Việc chia sẻ các thực hành tốt nhất giúp đỡ cho tiến bộ của cải tiến qui trình thế nào? (Mọi người hay dự án tặng “Thực hành tốt nhất ” cho kho của tổ chức và số lần dùng lại các tài sản này)

3) Quản lí cấp cao có điều phối tích cực tiến bộ của cải tiến qui trình không? (Bao nhiêu lần, ở đâu, cuộc họp nào? – bằng chứng về báo cáo cuộc họp)

4) Có cảm giác trong các cán bộ rằng việc cải tiến qui trình đi theo đúng đường của công việc thực không? (Có nó không? Người quản lí trao đổi và giải thích chúng thế nào?)

5) Các mục đích cải tiến qui trình được phát biểu rõ ràng và được hiểu rõ tới mức độ nào? (vấn đề trao đổi)

6) Bạn sẽ đặc trưng hoá thời gian/nguồn lực của tổ chức được dành cho cải tiến qui trình thế nào từ khi đánh giá? Nỗ lực cải tiến qui trình phần mềm đi lên hay đi xuống?)

7) Có sự tham giam của các cán bộ vào nỗ lực cải tiến qui trình không? (Bạn có quay vòng mọi người trong và ngoài SEPG để làm cải tiến qui trình phần mềm SPI không?)

8) Những người tham gia vào cải tiến qui trình có được kính trong về tri thức kĩ thuật và quản lí của họ không, và khả năng của họ để làm cho mọi sự được thực hiện thế nào?

9) Có việc phân công trách nhiệm được đãi ngộ, rõ ràng cho việc cải tiến qui trình không?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Mô hình tăng trưởng năng lực tổ chức
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University

Có thể bạn muốn xem