Sự kiện thú vị về công nghiệp phần mềm

Điều thú vị nhất về công nghiệp phần mềm là nhiều công ti hàng đầu đã do các sinh viên đại học sáng lập ra. Steve Jobs là sinh viên năm thứ nhất tại đại học Reed khi ông ấy bắt đầu Apple Computer. Bill Gates bắt đầu Microsoft khi ông ấy là sinh viên năm thứ ba tại HarvardUniversity. Jerry Yang và David Filo đã thành lập Yahoo! khi họ là sinh viên tại Stanford, và Larry Page và Sergey Brin đã thành lập Google khi họ cũng là sinh viên tại Stanford.

Khảo cứu về các triệu phú dưới 30 tuổi, cho thấy rằng 78% số họ là sinh viên đại học, nhiều người học về Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm và họ tất cả đều có chung một tính cách: Tất cả họ đều có đam mê về điều họ làm và họ là những người bạo dạn. Khảo cứu này kết luận: “Có lẽ bởi vì tuổi trẻ, họ không sợ thất bại, và họ giữ thúc đẩy cho tới khi họ thành công. Nhiều người đã bắt đầu công ti riêng của họ sau khi phát minh ra cái gì đó mới và tất cả họ đều muốn thấy liệu họ có thể làm cho nó thành của riêng họ được không.” Tinh thần độc lập này là hoàn toàn duy nhất ở Mĩ bởi vì có rất ít “doanh nhân” như họ ở bất kì đâu khác. Châu Âu với văn hoá tương tự và giáo dục tốt không có ai như Bill Gates hay Steve Jobs.

Một khảo cứu khác về các quan chức điều hành hàng đầu của các công ti công nghệ do tạp chí Wall Street Journal tiến hành cũng thấy rằng trên 80% số họ có bằng đại học. Quãng 15% có bằng thạc sĩ và vài người có bằng tiến sĩ. Hơn hai phần ba có bằng về khoa học, công nghệ và kĩ nghệ chỉ vài người có bằng trong kinh doanh và tài chính. Sự kiện thú vị khác là đa số họ có được bằng cấp ở trường tư. Các trường có các triệu phú được nhận bằng cấp là 1) Massachusetts Institute of Technology; 2) Stanford University; 3) Carnegie Mellon University; 4) California Institute of Technology; 5) Harvard University; 6) University of California, Berkeley; 7) University of Southern California; 8) University of Pennsylvania, 9) Georgia Institute of Technology và 10) University of Texas, Austin.

Sự kiện thú vị khác về triệu phú phần mềm là họ không giống như các triệu phú khác, họ không mặc như các triệu phú khác, họ không ăn như các triệu phúc khác, họ không hành động như các triệu phú khác. Phần lớn trong họ không có quần áo đắt tiền, đồng hồ đắt tiền, xe hơi đắt tiền, nhà đắt tiền và các vật phẩm chứng tỏ địa vị khác. Thực tế, họ trông như bất kì người phát triển phần mềm điển hình nào mà mọi người thấy, làm việc bận rộn trên máy tính của mình. Người giầu nhất, Bill Gates lái chiếc xe Lexus 1999 và thường ăn tại Mc Donald. Steve Jobs nổi tiếng với quần gin xanh nhạt và áo nịt đen. Trước khi ông ta xuất hiện trên báo chí, người sáng lập ra Google, Sergey Brin hay kể lại câu chuyện: “Văn phòng của tôi trông không xinh xắn, quần áo của tôi không đẹp và khi quan chức điều hành Nhật Bản lần đầu tiên gặp tôi, ông ấy nghĩ tôi là quản gia. Ông ấy nhìn văn phòng của tôi, nhìn vào mọi người ở đó trừ tôi, cho tới khi ai đó giới thiệu tôi. Ông ấy ngạc nhiên thế và nói: “Ồ, tôi quên mất là tôi đang ở Mĩ.”

Khảo cứu này cũng thấy một sự kiện rất thú vị liên quan tới thuật ngữ “Wealthy-giàu có”. Từ điển Webster định nghĩa wealthy-giàu có là người có dư thừa tài sản vật chất nhưng phần lớn các triệu phú phần mềm định nghĩa giàu có theo cách khác. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Wall Street Journal, Steve Jobs nói: “Chúng tôi KHÔNG định nghĩa giàu có dưới dạng tài sản vật chất. Chúng tôi KHÔNG lựa chọn phong cách sống tiêu thụ cao mà có ít hay không có đầu tư vào tài sản trí tuệ. Điều chúng tôi sở hữu là “sức mạnh trí não” và “đam mê bạo dạn” để làm bất kì cái gì chúng tôi chọn.”

Một sự kiện thú vị khác là phần lớn các triệu phú này đều là người giàu thế hệ thứ nhất. Làm sao những người từ bối cảnh giản dị nhất có thể trở thành triệu phú trong một thế hệ? Tại sao có chuyện nhiều người với các bối cảnh tương tự chưa bao giờ tích luỹ ngay cả khối lượng của cải khiêm tốn nhất? Khảo cứu này cho thấy rằng phần lớn những người trở thành triệu phú đều có niềm tin vào khả năng riêng của họ. Họ không quan tâm về liệu bố mẹ họ có giàu hay không. Họ không tin rằng người ta phải được sinh ra trong giàu sang. Một tờ báo Pháp đã viết về họ là “Những “Nouveau riche” đã đạt tới đỉnh mà không dùng tới của cải kế thừa và chúng tôi không biết tại sao.”

Câu trả lời có thể bởi vì phần mềm vẫn là khu vực mới và vẫn đang thay đổi, nó tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những người có kĩ năng và đam mê tạo ra khác biệt. Chẳng hạn, iPhone mới mở ra nhiều cơ hội hơn và giúp tạo ra nhiều triệu phú ở Mĩ trong năm qua. Apple động viên mọi người tạo ra ứng dụng cho iPhone rồi họ bán trong cửa hiệu Apple. Nhiều ứng dụng bán với giá dưới $1 nhưng với vài triệu người dùng, không khó kiếm được triệu đô la. Ngày nay Apple có hơn 200,000 ứng dụng và danh sách này tiếp tục phát triển mọi ngày. Với iPad mới, danh sách này có lẽ sẽ phát triển lớn hơn và có lẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn trước đây. Các ứng dụng di động là khu vực rất nóng cho thanh niên về cả tạo ra những thứ mới với những cơ hội mới.

Với toàn cầu hoá, và khi công nghệ thông tin tiếp tục tiến bộ, tôi tin rằng nhiều cơ hội hơn sẽ trở thành sẵn có cho mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt cho những người sở hữu “Năng lực trí não và đam mê bạo dạn để làm bất kì điều gì họ muốn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Công nghệ thông tin
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com