Công nghệ ở châu Phi

Ở một số nước châu Phi, sách giáo khoa in đang được thay thế bằng máy tính bảng và điện thoại di động vì tài liệu giáo dục bây giờ được đăng trực tuyến nơi học sinh có thể truy nhập bất kì khi nào họ muốn. Một quan chức chính phủ nói với báo chí: “Khi lục địa của chúng tôi được kết nối, chúng tôi có thể vươn tới các sinh viên ở các khu vực sâu xa và thậm chí ở những làng xa nhất để cung cấp giáo dục mà chưa bao giờ tồn tại trước đây. Chúng tôi có thể giáo dục thế hệ mới các học sinh, người vài năm trước không bao giờ có thể mơ tới trường. Thay vì xây nhiều trường học ở các vùng sâu xa nơi khó thuê thầy giáo để sống ở đó, chúng tôi đang dùng ngân sách của mình để mua máy tính bảng và điện thoại thông minh cho học sinh và đưa mọi thứ lên trực tuyến. E-learning là rẻ, tốt hơn và hiệu quả hơn.”

Với một lục địa nơi đa số mọi người vẫn sống trong các làng xa xôi sâu trong rừng rậm, e-learning là giải pháp tốt nhất. Một thầy giáo giải thích: “Sách in và lớp học truyền thống không có tác dụng tốt. Vào lúc sách giáo khoa tới các làng xa xôi, phần lớn đã bị mất hay được dùng cho các mục đích khác vì nhiều thanh niên thậm chí không thể đọc được. Tuy nhiên, với e-learning, tài liệu lớp học có thể có tính tương tác với thầy giáo thực, người dạy từ xa và các tài liệu có thể được cập nhật nhanh chóng. Vào ngày xưa, phải mất vài tháng để in và phân phối sách giáo khoa, bây giờ bạn có thể để tài liệu trên trực tuyến và để sinh viên tải xuống máy tính bảng của họ và điều đó chỉ mất vài phút. Vì giá của điện thoại thông minh và máy tính bảng liên tục sụt giảm, mọi sinh viên đều có thể mua những thiết bị này vì chúng đỡ tốn kém hơn là xây một ngôi trường.”

Một thầy giáo dạy trong chương trình e-learning nói: “Học sinh trẻ yêu thích công nghệ. Họ thường dành nhiều thời gian trên máy tính bảng hơn là sách. Tôi đã tới thăm một trường ở làng xa xôi tuần trước để xem cách học sinh trẻ học tập. Tôi ngạc nhiên thấy học sinh tiểu học đáp ứng nhanh chóng tích cực thế trong e-learning khi dùng máy tính bảng. Chúng háo hức nhìn tôi và nói: “Thầy là thầy giáo bên trong máy tính bảng của chúng em.” Thật là tuyệt vời khi thấy tác động lớn của công nghệ, đặc biệt trong các trường vùng sâu xa.”

Ích lợi của việc áp dụng công nghệ thông là nhiều hơn chỉ giáo dục. Một quan chức chính phủ dự đoán: “Khi nhiều người hơn đang dùng công nghệ thông tin, việc đó có thể lẩy cò cho cách mạng thương mại điện tử ở châu Phi. Trong tương lai chúng tôi có thể có “Google châu Phi hay Amazon.com châu Phi” của riêng chúng tôi. Sẽ có nhiều doanh nghiệp trực tuyến hơn bán các sản phẩm khắp thế giới và đem về nhiều tiền hơn cho người của chúng tôi. Sẽ có thay đổi chính trong giáo dục khi nhiều môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOC) là sẵn có cho những sinh viên nghèo nhất. Một ngày nào đó trẻ con trên khắp châu Phi có thể kết nối với các trẻ con khác ở châu Âu, châu Á, và châu Mĩ và học cùng họ. Công nghệ sẽ làm cho những trẻ con nghèo nhất cũng có thể thu được cùng tri thức như trẻ con giầu ở bất kì đâu trên thế giới. Máy tính bảng rẻ đang mở ra những cơ hội cho chăm sóc y tế và nông trại nữa. Có những app cho mọi nhiệm vụ mà nông dân chúng tôi cần và họ sẽ có thông tin mới nhất về cây trồng nào cần trồng cũng như giá thị trường. Tưởng tượng các nông dân ở những làng sâu xa gửi email cho khách hàng của họ về hình ảnh sản phẩm của họ và nhận đơn hàng qua Internet. Tôi tin với công nghệ, người được lợi nhất sẽ là người nghèo vì họ sẽ tìm ra cách dùng công nghệ tốt hơn và điều đó sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.”

Một nhà giáo dục kết luận: “Chúng tôi tin công nghệ có thể giúp cho lục địa châu Phi giáo dục thanh niên của nó hiệu quả hơn. Ngày nay thế giới nhìn vào lục địa châu Phi như một nơi với nhiều người vô giáo dục và nghèo nhưng với e-learning và công nghệ thông tin, chúng tôi có thể thay đổi điều đó. Tôi tin công nghệ có thể giúp thúc đẩy giáo dục cho mọi người và giúp chúng tôi đạt tới nhiều thứ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Công nghệ thông tin
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com