Câu chuyện sinh viên đại học
Trong năm thứ nhất của mình tại Carnegie Mellon, Jeffrey đã không là sinh viên giỏi. Anh ta trượt nhiều môn và gần như bỏ trường. Tuy nhiên anh ta đã thay đổi và bắt đầu được điểm tốt hơn, cải tiến của anh ta đã giúp cho anh ta học tốt trong hai năm cuối. Năm nay anh ta tốt nghiệp với điểm xuất sắc và kiếm được việc làm tốt với Google cho nên tôi đề nghị anh ta chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên của tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ta:
“Khi tôi vào CMU, tôi ước ao ai đó nói cho tôi rằng tôi phải dự mọi lớp và học chăm chỉ. Tôi ước là ai đó giải thích cho tôi về lập kế hoạch nghề nghiệp và cách đặt mục đích cho giáo dục của tôi. Là sinh viên năm thứ nhất, tôi tận hưởng tự do mới của mình cho nên tôi thường bỏ lớp để chơi trò chơi video với bạn bè. Tôi đã không nói chuyện với giáo sư hay bạn cùng lớp vì họ bao giờ cũng bận. Thay vì thế tôi đi chơi với các sinh viên khác, những người cũng bỏ lớp như tôi để đi uống bia rồi chơi trò chơi video cả ngày. Tôi chẳng có ý tưởng nào về tôi muốn làm gì cho cuộc đời mình và tôi đã không hỏi sự giúp đỡ khi điểm của tôi kém. Tôi thích tự do trong đại học bởi vì không có ai bảo tôi phải làm gì và tôi có thể làm điều tôi muốn mãi cho tới khi tôi nhận được báo cáo điểm học của mình. Tôi trượt hai lớp và có điểm thấp nhất trong hai lớp khác. Bố mẹ tôi choáng và giận cho nên họ cho tôi tối hậu thư: “Học hay bỏ trường.” Vào lúc đó tôi quyết định bỏ học và lập kế hoạch đi tìm việc làm để hỗ trợ cho bản thân tôi. Đây là lúc tôi nhận ra về thực tại cuộc sống. Không có giáo dục tốt mà là người bỏ dở đại học, tôi là "không ai cả." Phần lớn việc làm mà tôi có thể tìm được đều trả lương thấp không yêu cầu kĩ năng nào. Tôi cũng biết rằng những người này phải làm một lúc hai việc nhưng vẫn khó hỗ trợ cho bản thân họ. Vì tôi bỏ trường, phần lớn bạn tôi cũng bỏ tôi kể cả người tôi thường chơi trò chơi video cùng. Bạn gái của tôi chấm dứt mối quan hệ hai năm của chúng tôi. Tôi mất ba tháng trong khổ sở trước khi quyết định rằng tôi phải thay đổi. Tôi xin lỗi bố mẹ tôi và trở lại CMU và bắt đầu coi việc học tập là rất nghiêm chỉnh.”
“Khi trở về trường, tôi bị tụt lại sau phần lớn mọi người trong lớp cho nên tôi hỏi xin sự giúp đỡ. Bạn sẽ ngạc nhiên bao nhiêu sinh viên đã không bận tâm làm điều đó. Có nhiều sự giúp đỡ mà sinh viên đã không biết và nhiều người đã không tìm kiếm giúp đỡ ngay cả khi họ cần nó. Tôi tới cố vấn nhà trường và giải thích tình huống của tôi. Người cố vấn khuyên tôi vào lớp học kèm thêm. Tôi dự nhiều lớp và chúng có ích cho nên trong vòng vài tháng, tôi có thể bắt kịp mọi lớp. Tôi muốn nói rằng việc học kèm phụ đạo không phải là cái gì bạn phải xấu hổ. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn nên nhận sự giúp đỡ sớm và thường trước khi tai hại nào đó xảy ra. Thầy dạy kèm phụ đạo của tôi là một sinh viên năm thứ tư, người biết về khoa học máy tính rất rõ cho nên tôi đã học được nhiều từ người đó. Đến lúc tôi vào năm thứ tư, tôi cũng tình nguyện làm thầy kèm cho các sinh viên khác và tôi tin rằng việc dạy là một trong những cách học tốt nhất.”
“Tôi đã học đọc tài liệu trước mỗi lớp và tới gặp giáo sư sau lớp để hỏi các câu hỏi mà tôi đã không trả lời được. Nhiều sinh viên đã không biết cách tận dụng ưu thế của cơ hội vì họ tin rằng họ có thể tự học được mọi thứ. Vì tôi thường hỏi các câu hỏi, nhiều giáo sư biết tên tôi và bắt đầu đối xử với tôi khác đi vì họ coi rằng tôi là học sinh giỏi. Tôi càng nói chuyện với họ, họ càng biết tôi hơn và tôi xây dựng mối quan hệ rất tốt với mọi giáo sư. Tôi biết rằng phần lớn các giáo sư đều chú ý tới sinh viên trong lớp. Họ có thể không nói gì nhưng họ biết sinh viên nào giỏi và ai không giỏi. Họ biết ai thường đọc tài liệu trước và ai không. Họ biết ai bỏ lớp và ai ngủ hay mơ ngày trong lớp v.v. Vì họ biết rõ tôi, điểm của tôi được cải tiến lớn điều khuyến khích tôi học nhiều hơn. Trong một thời gian ngắn, tôi trở thành sinh viên đầu trong lớp. Tôi tin rằng nếu bạn đưa nỗ lực của bạn vào, mọi thứ sẽ trở nên dễ hơn và đến lúc tôi tốt nghiệp, tôi nhận được nhiều đề nghị việc làm và tôi đã chọn Google.”
“Là sinh viên đại học, bạn phải đặt mục đích giáo dục về điều bạn muốn đạt tới. Bạn phải nhận ra tiềm năng của bạn cũng như cảm nhận của bạn. Phần lớn tất cả các bạn đều phải làm bạn mới, đặc biệt với những người có phương hướng rõ ràng về giáo dục. Bạn phải học nói "KHÔNG" với tiệc tùng, phim ảnh, trò chơi video, uống bia và những người tham gia vào trong các hoạt động đó. Điều đó KHÔNG dễ nhưng bạn phải làm nó. Tôi học lập kế hoạch lịch biểu hàng tuần của tôi và đặt thời gian để học theo cách của tôi rồi về sau tìm một nhóm học tập để học cùng. Tôi có lịch biểu viết ra rõ ràng cho mọi thứ. Tôi đặt thời gian để học cho bài thi, bài đọc thêm và các biến cố. Tôi kiểm điểm lịch của tôi hàng tuần và sửa đổi khi cần để cho phép đủ thời gian học tập. Từ lịch biểu này, tôi ưu tiên hoá điều gì là khẩn thiết nhất, và đặt thời gian để hoàn thành nó. Tôi gặp sinh viên khác những người chia sẻ với tôi thói quen học tập tốt: Chúng tôi học tập trung trong 30 phút, và thế rồi để ra 5 phút nghỉ ngơi, và khi trở lại học tập, tôi để ra 10 phúc khác để nhớ lại thông tin từ phiên 30 phút trước khi bắt đầu vào phiên tiếp. Nó có tác dụng tốt và thói quen học tập của tôi cải tiến đáng kể. Tôi cũng học từ tổng quát tới đặc biệt: tôi bắt đầu với cái nhìn chung để hiểu tài liệu trước hết, và rồi học chi tiết. Tôi cũng biết rằng phải mất thời gian để hấp thu mọi tài liệu cho nên việc nhồi nhét và phút chót trước khi thi KHÔNG BAO GIỜ có tác dụng vì bạn sẽ quên điều bạn đã học một cách nhanh chóng rồi bạn sẽ hoảng sợ trong khi thi.”
“Tôi đã từng là sinh viên kém nhưng tôi đã học và với nỗ lực nào đó và nhiều sự giúp đỡ, tôi đã học tốt. Tôi nghĩ bất kì ai ở vào tình thế của tôi ĐỪNG BAO GIỜ từ bỏ; KHÔNG là quá chậm để cải tiến cái gì. Khi mà bạn đưa tâm trí của bạn vào nó, bạn sẽ làm tốt. Nhân tiện, tôi không bao giờ quên cám ơn bố mẹ tôi những người đã hỗ trợ cho tôi, các giáo sư và cố vấn những người đã giúp tôi. Hôm nay tôi chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các bạn như bằng chứng rằng tất cả chúng ta đều phạm sai lầm nhưng khi chúng ta học từ nó thì điều đó là OK.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com