Cách học tốt hơn
Ngày nay sinh viên đại học có nhiều sao lãng ngăn cản họ học tập. Nhiều sinh viên tới lớp mang theo máy laptop và thường nhận hay gửi email trong lớp. Một số người thậm chí còn chơi trò chơi máy tính trong giờ giảng. Với điện thoại thông minh, nhiều học sinh "nhắn tin" cho bạn bè thay vì nghe bài giảng. Là một giáo sư, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại di động trong bài giảng của tôi. Khi sinh viên nói với tôi rằng họ cần laptop để ghi chép, tôi bảo họ rằng mọi bài giảng của tôi đều sẵn có trực tuyến trước giờ lên lớp và họ nên in chúng ra và viết ghi chép của họ lên nó thay vì dùng laptop.
Tôi thường nhắc nhở các sinh viên rằng để thành công ở đại học, họ nên học là người nghe tốt. Mọi điều quan trọng mà sinh viên phải học thường được giáo sư trình bày trong bài giảng của họ. Bằng việc lắng nghe và hiểu bài giảng cho rõ, họ có nhiều cơ hội thành công hơn chỉ đọc sách giáo khoa. Có khác biệt giữa nghe và lắng nghe: Nghe là thụ động nhưng lắng nghe là chủ động. Lắng nghe yêu cầu sinh viên chú ý và nghĩ về điều họ nghe. Với phương pháp “Học qua Hành”, tài liệu môn học bao giờ cũng sẵn có cho sinh viên cho nên họ phải đọc và hoàn thành công việc được trao cho TRƯỚC khi tới lớp. Bằng việc đọc tài liệu trước, họ nhận biết về điều sẽ được dạy trong lớp và họ sẵn sàng học thêm. Đây là "lần thứ nhất" họ học.
Trong lớp khi lắng nghe bài giảng, sinh viên có thể nhận diện điều giáo sư mong đợi ở họ học và trắc nghiệp điều họ đã học. Điều này sẽ cho họ cảm giác về mục đích cho việc học của họ. Bởi vì sinh viên có thể nghĩ nhanh hơn giáo sư có thể nói cho nên họ có thể đánh giá điều được nói và điều họ đã học hay đã hiểu. Đây là lúc cho sinh viên hỏi các câu hỏi để làm sáng tỏ điều họ đã học và xác nhận hiểu biết của họ. Bằng việc hội tụ vào điều giáo sư nói, sinh viên có thể tránh được vấn đề để tâm trí họ vẩn vơ với những điều khác. Bằng việc là người học chủ động họ chọn lựa có ý thức về việc học của mình và đây là “lần thứ hai” họ học.
Trong khi sinh viên có thể nghĩ nhanh hơn giáo sư có thể nói nhưng họ không thể viết nhanh hơn cho nên ghi chép đòi hỏi họ ra quyết định về viết cái gì, thay vì viết mọi thứ. Vì họ in ra tài liệu bài giảng và viết ghi chép của họ lên nó, họ sẽ có nhiều “tài liệu học tập” đầy đủ để ôn lại. Điều này cho phép họ chú ý nhiều hơn đến cái gì là quan trọng và lọc loại ra những thứ không cần thiết. Bằng việc ghi chép tốt về điều giáo sư nói và có thái độ sẵn sàng, sinh viên được cam kết với việc học nhiều hơn. Sau giờ lên lớp, khi họ ôn lại những ghi chép của mình và so sánh với điều họ đã học, họ sẽ hiểu tài liệu tốt hơn. Đây là “lần thứ ba” họ học. Nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rằng khi mọi người học cái gì đó ba lần, họ nhớ được tài liệu tốt hơn nhiều.
Là sinh viên đại học, bạn KHÔNG muốn chờ đợi cho tới thời gian thi kiểm tra để bắt đầu học. Bạn phải là "người học chủ động" ngay khi bạn bắt đầu lớp. ĐỪNG từ bỏ hay dừng việc lắng nghe khi bạn thấy tài liệu được dạy khó hiểu. Lắng nghe chăn chú hơn và làm việc chăm chỉ để hiểu điều được nói. ĐỪNG ngần ngại hỏi câu hỏi. Mọi giáo sư đều thích trả lời những câu hỏi bởi vì câu hỏi làm cho lớp quan tâm hơn, sống động hơn và có thể giúp họ cải tiến cách dạy. Nếu bạn duy trì được hội tụ và HỌC TẬP, bạn sẽ THÀNH CÔNG là cái chắc.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com