Biết làm gì

Biết làm gì

Một sinh viên viết cho tôi: "Em thích lời khuyên của thầy trong blog này nhưng điều gì xảy ra nếu em không biết em muốn làm gì? Thầy có lời khuyên nào cho ai đó vẫn còn không được quyết định như em không?"

Đáp: “Bạn cần thời gian để trả lời cho câu hỏi này về điều bạn muốn làm bởi vì bạn sẽ dành nhiều thời gian cuộc đời bạn làm nó. Việc biết điều bạn muốn làm là cả cuộc hành trình. Có khả năng là bạn có thể đổi hướng vài lần bởi vì mọi sự sẽ thay đổi, và bạn cũng thay đổi nữa. Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm chỉnh về việc tìm ra "việc làm mơ ước" của bạn và sẵn lòng làm việc chăm chỉ để đạt tới nó, thì phần thưởng có thể là lớn.

Là sinh viên, bạn có lẽ biết cái gì là quan trọng cho bạn. Nó có thể là qua được kì thi, có được bằng, kiếm được việc làm, xây dựng gia đình của riêng bạn. Nó có thể làm làm tiền, xây dựng địa vị trong xã hội. Không có câu trả lời đúng hay sai nhưng nó là cái gì đó bạn muốn. Xin nghĩ về điều này: Bạn sẽ không làm tốt trong việc làm mà bạn ghét. Bạn sẽ không có khả năng phụ thuộc vào bố mẹ bạn để hỗ trợ cho bạn về phần còn lại cuộc đời bạn. Bạn không thể trôi nổi từ điều này sang điều khác, cũng giống như để mặc trong dòng suối chảy. Bạn phải ra quyết định cho bản thân bạn. Bạn phải tạo ra mục đích cho cuộc sống của bạn. Bạn phải sống cuộc sống của bạn tới mức tối đa khả năng của bạn. Bạn có thể muốn nói với ai đó người có ảnh hưởng lên bạn. Bạn có thể cần nói với bố mẹ bạn người yêu bạn nhiều hơn bạn biết. Bạn có thể muốn đọc những cuốn sách tốt về cuộc sống. Bạn không thể sống mà không có chiều hướng hay đam mê. Bạn phải tự hỏi bản thân mình: "Cái gì là quan trọng nhất cho tôi về nghề nghiệp của tôi?"

Bạn không thể xác định chiều hướng nghề nghiệp của bạn nếu bạn không biết mục đích dài hạn của bạn. Đến giờ, bạn có lẽ đã đọc bài nói của Steve Jobs cho sinh viên tại đại học Stanford: “Thời gian của bạn có hạn, cho nên đừng phí hoài nó khi sống cuộc sống của ai đó khác. Đừng sống với kết quả của suy nghĩ của người khác. Đừng để những ồn ào của ý kiến của người khác nhận chìm tiếng nói bên trong riêng của bạn. Và điều quan trọng nhất, phải có dũng cảm để đi theo trái tim và trực giác của bạn. Bằng cách nào đó chúng đã biết bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Mọi thứ khác là phụ … Với 33 năm đã qua, tôi đã nhìn vào tấm gương này mỗi sáng và tự hỏi mình: "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, liệu tôi có muốn làm điều tôi định làm ngày hôm nay không?" Và bất kì khi nào câu trả lời là "Không" cho quá nhiều ngày trong một hàng, tôi biết tôi cần thay đổi cái gì đó… Nhớ rằng tôi sẽ chết chẳng bao lâu là công cụ quan trọng nhất tôi đã từng đương đầu để giúp cho tôi ra những chọn lựa lớn trong cuộc sống. Bởi vì gần như mọi thứ — tất cả những mong đợi bên ngoài, mọi lòng tự hào, mọi nỗi sợ về ngượng ngùng hay thất bại — những điều này rơi rụng đi trong đối diện với cái chết, chỉ để lại cái gì là thực sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy của việc nghĩ bạn có cái gì đó để mất. Không có lí do để không theo trái tim bạn.”

Lời khuyên của Jobs là rất đơn giản:

1. Đừng phí thời gian của bạn.

2. Đừng sống cuộc sống của bạn vì ai đó khác. Hãy sống nó cho bạn.

3. Đừng sợ thất bại. Thỉnh thoảng bạn phải thất bại để thành công. Học từ sai lầm của bạn.

4. Nhận rủi ro. Khám phá. Thực nghiệm và thăm dò. Đừng bao giờ ngừng tìm điều bạn muốn. Đi theo đam mê của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem