Bức thư từ Thổ Nhĩ Kì

Bức thư từ Thổ Nhĩ Kì

Tuần trước tôi nhận được một email từ một sinh viên cũ cho nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn:

Thưa Thầy,

Sau sáu năm làm việc cho công ty phần mềm ở Mĩ, em tìm được việc làm mới như người quản lí công ty phần mềm ở Thổ Nhĩ Kì. Trách nhiệm của em là giúp quản lí công ty và mở rộng kinh doanh trong cả thị trường địa phương và vùng. Công ti mới của em có quãng ba trăm nhân viên, công việc chính của họ bao gồm: Sửa máy tính, phát triển phần mềm cho việc dùng địa phương như tạo ra websites, quản lí e-business nhỏ, cài đặt phần mềm bán ngoài thị trường, thiết lập mạng không dây và có dây cho các công ty khác và cung cấp hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT) phụ thêm. Công ti mới của em còn nhỏ, so với các công ty ở Mĩ nhưng họ muốn đóng vai trò lớn hơn trong thị trường vùng. Thị trường CNTT ở Trung Đông là rất triển vọng và có nhiều cơ hội tốt cho tăng trưởng vì có nhiều tiềm năng trong khu vực này. Là người quản lí, việc của em đưa em tới nhiều nước trong vùng. Trong các chuyến đi, em để ý đôi điều mà em muốn chia sẻ với thầy và các sinh viên CMU:

Từ quan điểm kĩ thuật, thế giới thực sự là một chỗ nhỏ, hay "Thế giới phẳng". Mọi điều kĩ thuật như phương pháp phát triển, giải pháp, kết cấu nền mạng, thiết lập an ninh, v.v, dường như là như nhau ở mọi nơi. Phần lớn các công ty dùng cùng sản phẩm như chúng ta đã dùng ở Mĩ. Với giáo dục của em và kinh nghiệm phần mềm, em không có vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, từ quan điểm quản lí, mọi sự lại khác. Từng nước có phong cách quản lí riêng của họ và tư duy rất khác biệt. Mặc dầu chúng ta đều trong "Thế giới phẳng" về mặt kĩ thuật, nhưng chúng ta vẫn xa xôi từ phong cách quản lí. Vấn đề ở đây là thiếu tư duy mới, ý tưởng mới, và việc học mới. Phần lớn những người quản lí ở đây đều đã năm mươi hay sáu mươi tuổi và họ tới từ một thế giới rất khác với thế giới em tới. Họ sống trong quá khứ, họ thường nói về thành quả của họ và cách họ đi tới vị trí của họ. Họ không biết mấy về điều xảy ra bên ngoài "vùng thuận tiện" của họ hay có thể họ không quan tâm. Họ không thích ra quyết định nhanh chóng nhưng dành nhiều thời gian để suy nghĩ về nó, về căn bản họ không nghĩ mà để trễ nó lâu nhất có thể được. Họ không muốn thấy mọi sự ra ngoài kiểm soát, họ không muốn thấy thay đổi, họ chỉ tận hưởng điều họ có và không chú ý tới cái gì, chừng nào mà nó còn chưa tác động lên họ. Họ dành nhiều thời gian vào họp hành nhưng hiếm khi đi tới quyết định nào. Dường như là mọi sự thay đổi rất chậm ở Trung Đông.

Như thầy bao giờ cũng yêu cầu chúng em chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên CMU khác, cho nên đây là vào lời khuyên của em: "Trong tương lai, nhiều người trong các bạn sẽ làm việc với dự án toàn cầu hay cho các công ty nước ngoài, giáo dục CMU của các bạn sẽ là tài sản then chốt của các bạn. Nếu công việc của các bạn đưa các bạn đi khắp thế giới thì nhớ những điều này trong tâm trí: Ở nhiều nước, chẳng có gì xảy ra theo thời gian hay trong ngân sách. Người quản lí ở Mĩ thường phàn nàn về dự án chạy quá lịch biểu hay quá ngân sách nhưng khi bạn làm việc ở mức toàn cầu, vấn đề này thậm chí có thể còn tồi tệ hơn cho nên bao giờ cũng phải nhớ điều đó trong tâm trí. Nhiều người mà các bạn gặp có cách nhìn khác hơn cách nhìn của bạn. Điều đó có thể tạo ra nhiều thất vọng và hiểu lầm, cho nên bao giờ cũng nên được chuẩn bị để mong đợi ít hơn là điều bạn đã lập kế hoạch. Nhiều nơi không hiệu quả và hiệu lực và có nhiều cơ hội cải tiến nhưng bạn phải kiên nhẫn. Bạn sẽ thấy những người trẻ hơn hăm hở biết nhiều hơn và sẵn lòng học tập vậy nên dành thời gian với họ vì họ sẽ là những người giúp đỡ tốt nhất của bạn. Bạn cũng sẽ thấy những người già hơn muốn mọi sự vẫn còn như cũ cho nên bạn phải kiên nhẫn với họ nữa. Ở nhiều nước, quan liêu đã bắt rễ sâu trong hệ thống và mọi sự chậm hơn nhiều so với điều bạn mong đợi.

Quản lí không phải là kĩ thuật nhưng phần lớn là kĩ năng mềm, cho nên để thời gian cải tiến kĩ năng trao đổi của bạn, kĩ năng trình bày, kĩ năng tương tác, và trên hết, để thời gian đọc nhiều hơn và học nhiều hơn về các văn hoá khác. Khi bạn làm việc xa nhà hàng nghìn dặm, nắm lấy cơ hội này để có thêm bạn mới và tận hưởng tình bạn của họ. Phần lớn mọi người nói tiếng Anh nhưng nếu bạn học vài câu trong tiếng của họ điều đó sẽ tốt hơn. Họ bao giờ cũng đánh giá cao điều đó. Tôi thấy mọi người ở Trung Đông rất thân thiện và thậm chí còn thân thiện hơn là ở Mĩ. Họ sẽ mời bạn về nhà họ và chiêu đãi bạn với nhiều thức ăn. Nhân tiện, những người trong khu vực này biết cách làm tiệc và tiệc của họ khác với ở Mĩ, nó kéo dài ít nhất cả ngày với nhiều đồ ăn và âm nhạc. Một điều rất thông thường là về âm nhạc, điều rất phổ dụng. Bạn có thể thấy người ở Thổ Nhĩ Kì, Jordan, nghe nhạc rock and roll như U2, Lady Gaga, hay Beyonce cũng như các nhạc khác từ Ấn Độ.

Đây là những điều em học được và em nghĩ nó sẽ có ích cho sinh viên trong lớp của thầy. Em chắc các sinh viên khác có thể kinh nghiệm khác với em. Một điều em chắc là thế giới đang ngày một nhỏ hơn, khi thời gian trôi qua và một ngày nào đó tất cả chúng ta đều tận hưởng "Thế giới phẳng" này cùng nhau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem