Bức thư từ San Jose
Thưa giáo sư,
Em tốt nghiệp ba năm trước đây và hiện thời làm việc cho một công ty phần mềm lớn ở San Jose. Vì thầy đề nghị em chia sẻ kinh nghiệm làm việc của em với sinh viên hiện thời cho nên đây là kinh nghiệm rất ngắn của em trong công nghiệp phần mềm. Em muốn bắt đầu bằng việc nói rằng là người phát triển phần mềm còn nhiều thứ hơn chỉ là có kĩ năng kĩ thuật, bạn cũng cần học về xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp của mình nữa.
Một trong những bài học quan trọng mà tôi đã học được trong nghề nghiệp ngắn ngủi của mình là thân thiện với mọi người quanh mình. San Jose là thành phố đầy các công ty phần mềm nhưng tôi thấy rằng phần lớn những người phát triển phần mềm đi làm việc, để mọi thời gian của họ ở trước máy tính rồi về nhà. Họ hiếm khi nói chuyện với bất kì ai nhưng dường như tận hưởng công việc của họ trong "thế giới ảo". Tất nhiên, phát triển phần mềm là không dễ dàng, nó yêu cầu nhiều tập trung nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải quên đi về "thế giới thực". Sai lầm lớn là không biết về mọi người quanh bạn.
Tôi phải thú nhận rằng tôi thấp và trông trẻ hơn những người phát triển khác nhiều. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng tôi là học sinh phổ thông, không phải là người đã tốt nghiệp đại học. Ở trường tôi thường bị các sinh viên khác chế là “chú lùn” cho nên ở chỗ làm việc, tôi muốn được mọi người trong công ty chấp nhận và không bị coi là "chú lùn". Tôi dành thời gian nói chuyện với mọi người quanh văn phòng, hỏi về cuộc sống và gia đình của họ, và nói chuyện với mọi người tôi gặp, kể cả những người lau dọn văn phòng và gác cổng công ty. Bằng cách nào đó, lời truyền xung quanh rằng tôi làm việc chăm chỉ và tôi là người tốt.
Tôi đã không nhận ra hiệu quả này mãi tận hai năm sau, khi công ty đánh giá những người phát triển phần mềm để tìm ai đó có tiềm năng trở thành người quản lí dự án. Tôi biết rằng nhiều người phát triển có cùng phẩm chất, cùng kĩ năng, hay có thể tốt hơn nhưng bằng cách nào đó tôi đã được chọn. Về sau tôi thấy rằng khi người chủ hỏi mọi người trong văn phòng, phần lớn đều nói rằng tôi là ứng cử viên tốt nhất và đã chứng tỏ phẩm chất "kĩ năng lãnh đạo".
Dự án đầu tiên là khó với tôi. Tôi đã đọc nhiều sách về quản lí dự án, tôi đã làm tốt tại CMU trong lớp quản lí dự án nhưng dầu vậy vẫn có những điều tôi không biết. Về dự án phần mềm mới, mọi thứ dường như ra ngoài kiểm soát chừng nào bạn còn chưa thực biết cách quản lí nó. Dễ dàng nói về lập kế hoạch và quản lí chừng nào bạn còn chưa phải làm nó và đây là chỗ nhiều người thất bại. Lập kế hoạch yêu cầu thiết lập phạm vi dự án, hiến chương dự án, cấu trúc phân việc, và ước lượng. Có nhiều điều có thể làm tràn ngập người mới như tôi cho nên tôi phải hỏi sự giúp đỡ và tôi thật ngạc nhiên nhiều người thế sẵn lòng giúp đỡ tôi. Nhiều người dành nhiều giờ giúp tôi ước lượng ngân sách, lịch biểu và nỗ lực. Những người từ các toà nhà khác tới cung cấp lời khuyên và để chắc rằng mọi thứ làm việc tốt cho tôi. Tôi cảm thấy rằng ai đó đã bảo họ chăm sóc cho tôi. Và đột nhiên tôi nhận ra "ai đó″ lại chính là tôi.
Khi tôi dành thời gian xây dựng mối quan hệ với họ tôi đã vô tình làm cho họ coi tôi như ai đó họ có thể nói chuyện được; ai đó chăm nom tới họ; ai đó là bạn của họ. Điều này có nghĩa là khi tôi cần giúp đỡ, họ để thời gian của họ để hiểu vấn đề của tôi và làm mọi thứ để giúp tôi, cho dù họ phải dừng điều họ làm làm. Đây là sức mạnh của mối quan hệ cá nhân. Dự án đầu tiên của tôi thành công, không phải bởi vì tôi mà bởi vì mọi người đã tới giúp tôi. Thành công này dẫn tới thành công khác và danh tiếng của tôi lan đi khắp công ty rằng tôi là người quản lí dự án phần mềm rất giỏi. Đột nhiên vài người phát triển tới và muốn làm việc với tôi. Họ đã làm việc trên dự án thất bại trước đây cho nên họ cần cái gì đó tốt hơn. Không ai nhìn tôi như "chú lùn" mà như người quản lí dự án thành công.
Dự án thứ hai và thứ ba của tôi đã làm rất tốt rồi đột nhiên tới một dự án lớn từ một trong những khách hàng quan trọng nhất. Người chủ trao nó cho tôi thay vì cho người quản lí có kinh nghiệm hơn. Dự án này yêu cầu sáu người phát triển phần mềm, hai mươi người kiểm thử và vài người hỗ trợ. Tôi sợ bởi vì so sánh với các dự án trước chỉ có năm tới mười người, đây là thay đổi lớn. Với ngạc nhiên của tôi, nhiều người có kinh nghiệm tới hỗ trợ cho tôi. Họ cung cấp mọi thứ mà tôi cần và hướng dẫn tôi trong suốt dự án. Lần đưa ra thứ nhất không có vấn đề gì và bây giờ tôi làm việc cho lần đưa ra tiếp.
Để kết luận, tôi không biết phải nói gì bên cạnh gợi ý rằng bạn nên đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ với người khác, đặc biệt ở những chỗ bạn thường thậm chí không để ý. Bạn không phải chờ đợi cho tới khi bạn tốt nghiệp để làm điều đó. Xin nhìn quanh bạn, nhìn vào mọi người bạn gặp ở trường, ở phố, những người bán thức ăn ngay trước trường bạn, những người dọn nhà tắm, quét lớp học của bạn. Hãy tốt bụng với họ, nói chuyện với họ, là bạn bè của họ bạn sẽ nhận được món quà quí giá nhất mà bạn có thể nhận được: “Tình bạn của họ”. Nếu bạn không học được cái gì khác để thông cảm với họ để cho một ngày nào đó bạn có thể cảm thấy thoải mái về việc chấm dứt mọi thứ, bạn đang giúp họ ra xa đấy. Thứ nhất chúng ta đều là con người, người phát triển phần mềm là thứ hai và chúng ta đang sống trong thế giới thực, không phải thế giới ảo. Làm cho nó thành thế giới hạnh phúc đi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com