Bức thư khác từ một sinh viên đã tốt nghiệp
Là giáo sư, tôi thường đòi hỏi các sinh viên đã tốt nghiệp những người bây giờ đang làm việc chia sẻ kinh nghiệm của họ và cho lời khuyên với các sinh viên vẫn còn đang trong trường. Tháng trước, tôi đã gửi một email để nhắc họ và tôi nhận được nhiều lời đáp. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một bức thư từ một cựu sinh viên:
“Vẫn có rất ít nữ trong lĩnh vực kĩ thuật như khoa học máy tính (CS) hay Kĩ nghệ phần mềm (SE). Trong khi số nữ trong quản lí Hệ thông tin (ISM) đã tăng lên đáng kể nhưng lĩnh vực này đang hội tụ nhiều hơn vào khía cạnh quản lí thay vì kĩ thuật. Tại Carnegie Mellon, tôi là nữ duy nhất trong lớp có 32 sinh viên. Nhiều bạn bảo tôi rằng tôi rất bạo dạn để học "lĩnh vực khó″ này nhưng tôi nghĩ nó không khó. Để tôi chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm của tôi cả trong trường và trong công nghiệp.”
“Tôi lớn lên trong một gia đình có ba con trai và một con gái, và tôi là út. Các anh tôi đều là "quái nhân" máy tính cho nên để "sống còn", tôi phải học máy tính nữa. Khi các anh tôi học lập trình và viết ứng dụng trên máy tính cá nhân của họ, tôi cũng học C và C++. Khi họ chơi trò chơi máy tính, tôi bị thách thức chơi cùng họ nữa. Nếu không vì những điều này và liều lĩnh mà họ làm thấm nhuần vào tôi, tôi có lẽ đã KHÔNG đi chuyên về kĩ nghệ phần mềm.”
“Anh cả của tôi học khoa học máy tính ở đại học và có việc làm ở IBM. Vài năm sau, khi đến lượt tôi vào đại học, anh ấy khuyên: “Học kĩ nghệ phần mềm đi, em sẽ học nhiều hơn khoa học máy tính, em đã biết cách lập trình và em đã giỏi về nó rồi. Chẳng còn gì mấy họ có thể dạy cho em”. Tôi không thể tin được rằng người anh bao giờ cũng trêu chọc tôi cho tới khi tôi khóc lại bảo tôi rằng tôi giỏi lập trình. Lời bình luận đó đã cho tôi dũng cảm để vào trường phần mềm tốt nhất: Carnegie Mellon.”
“Tại CMU, tôi đã gặp vài người bạn gái cũng muốn "thử" kĩ nghệ phần mềm. Chúng tôi học môn Nhập môn máy tính cùng nhau nhưng sau vài tuần, tất cả họ đều đổi ý. Vào lúc đó, tôi biết rằng nếu bạn chưa bao giờ lập trình trước, môn máy tính đó là khó. Điều cũng rất đe doạ là vào một lớp mà phần lớn sinh viên đã biết rõ về tài liệu bởi vì họ đã từng lập trình trước đây, đặc biệt mọi người trong họ đều là nam.”
“Mặc dầu tôi đã học tốt các môn lập trình trong vài năm đầu, tôi đã có vấn đề trong các lớp trên khi công việc tổ được yêu cầu. Tổ của tôi là "KHÔNG ỔN" với tôi chút nào. Tôi có thể làm việc thẳng 12 tiếng, quên ăn hay ngủ, giống như họ nhưng tôi không thể chịu được bị đối xử khác. Tôi thật thất vọng làm sao khi tổ có vài cậu "ngu xuẩn" nghĩ rằng vì họ biết cách lập trình vài lệnh Dot.Net mơ hồ, họ là cao siêu và bạn không là gì cả. Một lần, một thành viên tổ bảo tôi: "Đây là công việc nghiêm chỉnh, không phải chất liệu dễ dành cho ai đó như cậu.” Tôi giận quá, tôi có thể đá anh ta (tôi có đai vàng về Karate). Đột nhiên tôi nhận ra rằng anh ta chỉ là một thanh niên dốt nát người có lẽ chưa bao giờ đi đâu xa hơn bàn máy tính của mình. Có lẽ đằng nào anh ta cũng sẽ không bao giờ đi quá xa trong cuộc sống. Bây giờ, khi tôi nghĩ về điều đó, tôi thấy rằng bởi một số lí do, khu vực kĩ thuật có nhiều người có tư duy lạc hậu và không được điều chỉnh tốt và tôi cảm thấy buồn cho họ.”
“Ngày làm rạng rỡ mọi thứ cho tôi xảy ra khi giáo sư nói với cả lớp rằng mặc dầu tôi yên tĩnh khi người khác nói nhiều, tôi là sinh viên giỏi nhất lớp và có điểm cao nhất trong lớp khó nhất của chương trình: môn kiến trúc phần mềm. Ngày đó làm thay đổi mọi thứ. Không ai dám nhìn tôi khác đi và tôi được chấp nhận "chính thức" là "một người của họ”. Trong “dự án Capstone”, chúng tôi phải thực hiện một hệ thống cho một công ty hàng không lớn. Yêu cầu là khắc nghiệt với nhiều chi tiết mà không ai trong tổ tôi hiểu cả. Chính tôi đã gọi điện cho người quản lí công ty và thảo luận với ông ấy về dự án. Cuối cùng, tôi trở thành “người quản lí dự án” và đủ tư cách được kính trọng từ tổ. Tôi đã làm phần lớn kiến trúc và thiết kế và thường xuyên điện thoại với khách hàng trong khi tổ chỉ thực hiện điều tôi bảo họ. Dự án của chúng tôi thành công thế, nó được xếp hạng tốt nhất trong tất cả các dự án capstone năm đó.”
“Điều đáng ngạc nhiên nhất xảy ra sau đó là người quản lí công ty hàng không tới trường và đề nghị cho tôi việc làm. Tôi thậm chí đã không phải xin việc hay dự hội chợ nghề nghiệp như người khác. Tương lai của tôi được ấn định và tôi thấy ra về sau rằng tôi có lương cao nhất được cấp cho bất kì ai trong trường năm đó. Kinh nghiệm của tôi trong công nghiệp đã rất tích cực. Trong vòng ba năm, tôi đã được đề bạt làm người quản lí dự án và vài năm sau đó, tôi đã trở thành người nữ trẻ nhất trong công ty đó có chức vụ “Giám đốc phần mềm”.
“Tôi ước là phụ nữ sẽ đi vào khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thông tin. Những lĩnh vực này đang mở rộng với các cơ hội, có lẽ nhiều hơn bạn có thể hình dung. Tôi cũng thấy rằng trong vài năm qua, nhiều nữ đã lên vị trí hàng đầu trong các công ty lớn như bà Carly Fiorina tại Hewlett Packard và bà Meg Witman tại eBay. Đại học Harvard có chủ tịch nữ, bà Drew Faust và chủ tịch khoa học máy tính tại Carnegie Mellon cũng là nữ, bà Jeannette Wing. Tôi tin ngày nay, nghề nghiệp kĩ thuật không còn dành cho nam mà cho mọi người. Nó là nghề tốt cho mọi người, đặc biệt có nhiều cơ hội để chọn lựa và nhiều con đường thăng tiến mà người ta có thể chọn. Tôi mạnh mẽ cổ vũ tất cả các bạn nhìn kĩ vào trong lĩnh vực kĩ thuật này.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com