Bốn lời khuyên cho sinh viên đại học

Hôm qua, tôi nhận được một email từ một học sinh trung học trong đó anh ta viết: “Có nhiều người tốt nghiệp đại học không có việc làm ở nước em, một số phải làm việc như công nhân lao động, số khác đi lái xe taxi v.v... Vì em sẽ vào đại học sang năm, em lo lắng về tình huống này. Bố mẹ em nói đó là vì kinh tế kém và nó có thể cải thiện vào lúc em tốt nghiệp nhưng dầu vậy em vẫn cảm thấy rất không thoải mái. Em cần lời khuyên của thầy về điều cần làm để đảm bảo rằng em sẽ có nghề nghiệp tốt. Xin thầy giúp cho.”

Đáp: Tôi đã viết nhiều bài về người tốt nghiệp bị thất nghiệp trong blog này. Dễ dàng đổ lỗi cho suy thoái kinh tế như nguyên nhân cho người tốt nghiệp bị thất nghiệp nhưng có sự kiện mà vài người thậm chí đã nhắc tới: Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng ở mọi nước và đồng thời, có số lớn người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp. Tình huống này sẽ tiếp tục chừng nào sinh viên vẫn tin rằng chỉ bởi có bằng đại học, họ có thể kiếm được việc làm. Họ phải hiểu rằng cách duy nhất để có được việc làm tốt là có tri thức và kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp. Họ phải nhận ra rằng để xây dựng nghề nghiệp tốt, họ cần những kĩ năng nào đó như kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng mềm và kĩ năng ngoại ngữ. Lời khuyên của tôi là bạn phải nhận diện nhu cầu thị trường địa phương của bạn rồi chọn lĩnh vực học tập sánh đúng nhu cầu đó và phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp để hướng dẫn bạn trong nghề của bạn.

Nếu bạn nhìn vào mọi sinh viên đại học ngày nay, bạn sẽ thấy rằng chỉ vài người có phương hướng rõ ràng về phải làm gì nhưng phần lớn thì không. Có vài người lập kế hoạch học tập cẩn thận nhưng nhiều người chỉ học bất kì cái gì thích thú. Có một số người vào đại học để chuẩn bị một nghề đặc biệt trong công nghiệp nhưng nhiều người vào đại học để học chủ đề mà họ thích. Sinh viên chuẩn bị cho bản thân mình về một nghề đặc biệt thường chọn các lĩnh vực học tập trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, doanh nghiệp, toán học, giáo dục, và chăm sóc sức khoẻ (y học hay chăm sóc). Trong những lĩnh vực này, họ học tri thức và kĩ năng đặc biệt mà có thể được áp dụng trực tiếp vào việc làm. Các sinh viên khác chọn các lĩnh vực học tập bởi vì họ thích môn học, có thể phải làm cái gì đó khác về sau mà không liên quan gì tới giáo dục của họ. Điều đó không có nghĩa là họ không có tri thức và kĩ năng nhưng những kĩ năng này có thể không áp dụng được cho một việc đặc biệt. Chẳng hạn, không phải mọi người tốt nghiệp về lịch sử đều trở thành nhà sử học; nhiều người sẽ phải làm việc khác. Phần lớn người tốt nghiệp trong văn học không trở thành nhà văn và nhiều người phải làm cái gì đó khác. Tất nhiên, hiện không có việc làm cho triết học v.v. Đó là lí do tại sao cách nhìn "Học điều bạn thích, lấy bằng, rồi mọi thứ sẽ ổn” không còn hợp thức trong thế giới cạnh tranh này.

Sau đây là bốn lời khuyên mà bạn có thể dùng để xây dựng nghề nghiệp tốt:

Thứ nhất, bạn cần chọn "đại học đúng" để ghi danh vì không phải mọi đại học đều như nhau. Một số đại học là tốt nhưng một số thì không; một số có chương trình đào tạo tốt nhưng một số chỉ có chương trình chung mà có thể lỗi thời; một số hội tụ vào giáo dục và một số chỉ hội tụ vào làm tiền. Ở Mĩ phần lớn sinh viên đều dùng việc xếp hạng các trường để chọn trường nào cần ghi danh vào nhưng ở nước bạn có thể không có hệ thống xếp hạng tại chỗ cho nên bạn phải làm nghiên cứu riêng của bạn. Tất nhiên, không dễ vào các trường hàng đầu vì điều đó tuỳ thuộc vào hiệu năng ở trường trung học của bạn và điểm thi, bạn có thể phải chọn trường mà bạn có thể vào được. Tuy nhiên trong các trường này cũng có một số tốt hơn số khác cho nên bạn cần nghiên cứu nhiều hơn bằng việc dùng chỉ báo về số người tốt nghiệp có được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Nếu thông tin này không sẵn có ở trường, bạn có thể hỏi một số người tốt nghiệp của họ trong lĩnh vực bạn muốn học.

Thứ hai, bạn cần chọn "đúng lĩnh vực học tập". Có giả định sai trong các sinh viên rằng họ phải chọn lĩnh vực học tập dựa trên điều bạn là giỏi ở trung học. Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng điều đó là KHÔNG đúng vì giáo dục trung học cung cấp các khái niệm nền tảng dựa trên tri thức chung nhưng giáo dục đại học là khác hoàn toàn vì sinh viên được đào tạo để phát triển các kĩ năng đặc biệt. Tôi thấy rằng nhiều sinh viên ghét toán ở trường trung học hoá ra lại học tốt trong lớp toán và máy tính của tôi vì đại học là môi trường giáo dục khác. Lời khuyên của tôi là KHÔNG theo qui tắc rằng bạn lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên hiệu năng quá khứ mà chọn điều bạn có thể xây dựng nghề nghiệp dựa trên nhu cầu công nghiệp rồi đưa mọi nỗ lực của bạn vào đó. Ngày nay bạn nên chọn các lĩnh vực trong khu vực khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) điều có nhu cầu cao trong công nghiệp.

Thứ ba, sau khi vào đại học bạn nên hội tụ vào việc học nhiều nhất có thể được. Đây KHÔNG phải là lúc để chọn các môn chung hay môn dễ mà chọn mọi môn sẽ giúp cho bạn trong tương lai của bạn. Đó là lí do tại sao mọi sinh viên đại học đều phải xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp và dùng nó làm bản lộ trình để hướng dẫn họ trong cuộc hành trình giáo dục này. Nếu được cần, nói với cố vấn nghề nghiệp của bạn, họ biết cần học gì để phát triển nghề nghiệp tốt và yêu cầu công nghiệp là gì. Giải thích cho họ mối quan tâm của bạn trong những nghề nào đó, họ sẽ giúp bạn chọn mọi môn mà bạn sẽ cần. Bạn cũng có thể nói chuyện với các sinh viên năm thứ ba hay thứ tư vì họ đã từng học qua các môn này và có thể cho bạn lời khuyên tốt. Cố gắng nói chuyện với các nhà chyên môn trong lĩnh vực bạn thấy thích thú. Hỏi họ việc của họ yêu cầu cái gì và làm sao nghề nghiệp của họ liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Học nhiều hơn về việc làm mà họ đang làm để có được lời khuyên có giá trị.

Vì lĩnh vực học tập của bạn ở trường đúng sẽ xác định ra nghề nghiệp và cuộc sống của bạn, lời khuyên cuối cùng của tôi là bạn nên coi giáo dục đại học như việc đầu tư vào tương lai của bạn và bạn phải đưa mọi nỗ lực của bạn vào làm cho nó thành đầu tư đúng. Điều đó nghĩa là bạn phải đặt mục đích và ưu tiên, giám sát tiến bộ của bạn, và nếu cần có hành động sửa chữa để chắc rằng bạn sẽ đạt tới mục đích của bạn. Bạn chỉ phải làm việc chăm chỉ trong bốn năm để xây dựng nghề nghiệp mà có thể kéo dài cả đời bạn cho nên duy trì hội tụ của bạn, đừng để bất kì cái gì làm sao lãng bạn và tôi chắc bạn sẽ thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem