Bằng đại học
Tuần trước, Ernst & Young, một trong những công ty kế toán toàn cầu lớn nhất ở Anh đã công bố nó sẽ loại bỏ yêu cầu bằng cấp khỏi tiêu chí thuê người, nói không có "bằng chứng" rằng bằng cấp từ Đại học tương quan với nhu cầu được cần trong môi trường làm việc. Từ giờ trở đi, công ty này sẽ tiến hành nhiều việc kiểm thử hơn trong các cuộc phỏng vấn để lựa chọn ứng cử viên việc làm. Việc công bố này đang tạo ra cú choáng lớn trên khắp châu Âu và nhiều nước ở châu Phi và châu Á. Trước đây, công ty này yêu cầu bằng đại học tương đương với điểm B (trên trung bình) như phẩm chất để xin việc làm, nhưng trong những năm gần đây, có nhiều người tốt nghiệp đại học có bằng cấp nhưng không có kĩ năng tối thiểu. Ngày nay nhiều bằng cấp, chủ yếu từ các trường trực tuyến đang bị coi là "vô giá trị.”
Trong một động thái tương tự, nhà xuất bản Penguin Random cũng công bố rằng nó cũng đang loại bỏ yêu cầu bằng cấp về việc làm của nó. Một đại diện công ty nói rằng họ sẽ dùng nhiều đánh giá để phán xét tiềm năng của người xin việc vì “bằng đại học,” đặc biệt từ một số nước và đại học không có nghĩa gì cả. Ông ấy nói: “Bằng cấp hàn lâm sẽ vẫn được tính tới khi đánh giá các ứng cử viên, nhưng sẽ không còn hành động như rào chắn để được thuê. ”
Trong vài tháng qua, nhiều công ty công nghệ lớn, kể cả Google, Facebook, Uber và Amazon cũng hội tụ nhiều hơn vào việc đánh giá nghiêm khắc các ứng cử viên thay vì tuỳ thuộc vào việc lấy bằng cấp đại học làm yêu cầu. Một quan chức điều hành công nghệ nói: “Cuộc kiểm điểm riêng của chúng tôi trên 600 người tốt nghiệp cho thấy rằng việc thuê sinh viên dựa trên chỉ mỗi bằng cấp và hiệu năng hàn lâm là cách tiếp cận sai. Nhiều bằng cấp không tương đương với kĩ năng khi nhiều trường đã lạm phát điểm số của sinh viên cho nên họ có vẻ giỏi trên giấy tờ. Sự kiện là những sinh viên này học ghi nhớ nhiều thứ chỉ để qua bài kiểm tra và có được bằng cấp mà không biết rằng bằng cấp không có nghĩa gì mấy trong thế giới cạnh tranh này. Năm ngoái, chúng tôi đã kiểm tra hơn 600 người tốt nghiệp đại học và thấy chỉ 125 người qua được bài kiểm tra cơ sở của chúng tôi. Điều đó có nghĩa là hệ thống giáo dục đã làm hỏng những sinh viên này bằng việc không cung cấp cho họ các kĩ năng họ cần để có được việc làm. Trong vài năm qua, chúng tôi đã nhập khẩu nhiều công nhân nước ngoài, nhưng chúng tôi cũng thấy rằng nhiều người trong số họ có bằng cấp mà không có kĩ năng cho nên chúng tôi bắt đầu nhìn vào các nước và trường mà những công nhân này tới để dừng việc thuê người từ những trường đó.”
Một trong những người chủ trương nhiều phỏng vấn và kiểm tra thay vì dựa vào bằng cấp là phó chủ tịch cấp cao của Google Laszlo Bock. Ông ấy nói: “Không thành vấn đề nơi ứng cử viên có bằng cấp hay không, nếu họ có kĩ năng mà chúng tôi cần, chúng tôi sẽ thuê họ. Tôi ra lệnh cho mọi người quản lí dùng các cuộc phỏng vấn có cấu trúc nơi mọi ứng cử viên phải tuân theo cùng một danh sách cơ bản các câu hỏi về một việc đặc thù. Chúng tôi hội tụ vào kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề, tri thức liên quan tới vai trò, nhưng không dựa vào bằng cấp. Chúng tôi thích những người có tính tò mò, học nhanh, người có thể làm chủ bất kì thách thức nào được trao cho họ. Chúng tôi thích những người có tri thức rộng, người đọc nhiều, người sẵn lòng bước vào vai trò khi được cần và bước ra khi họ hoàn thành nhiệm vụ, những người giải quyết vấn đề và buông thả quyền lực nếu cần để cho ai đó khác có thể giải quyết các thách thức tiếp. Bock gọi điều này là “năng lực lãnh đạo nổi lên.”
Trong thế giới công nghệ, nhưng thông điệp này mang nhiều ảnh hưởng, và khi nhiều công ty đang bắt đầu kiểm tra những người xin việc về các kĩ năng đặc biệt, nhiều đại học đang ở dưới sức ép phải thay đổi cách họ dạy. Một giáo sư nói: “Với nhiều sinh viên thôi tới đại học nhưng học từ Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng Massive Open Online Courses (MOOCs) và vẫn có việc làm ở các công ty công nghệ hàng đầu, chúng tôi phải nhanh chóng thay đổi, nếu không chúng tôi sẽ không có việc làm.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com