Điều em đã học được từ bố mẹ em
Giáo sư kính mến,
Em không quên yêu cầu của thầy về chia sẻ kinh nghiệm làm việc với sinh viên hiện thời. Tuy nhiên mọi thứ em làm trong công nghiệp phần mềm, em học được từ bố mẹ em. Đây là câu chuyện của em:
Bố mẹ em sở hữu một tiệm ăn ở Vermont. Ngay từ khi em còn trẻ, em đã học về kinh doanh nhà hàng. Bố em đã dạy cho em làm bánh mì khi em mới lên mười. Kể từ đó em phải dậy sớm mọi sáng để giúp bố làm bánh mì. Mẹ em dạy em nấu nướng và em thường hỗ trợ mẹ khi mẹ cần em trong bếp. Trong các bữa trưa và tối, em làm việc cả như người rửa chén bát và người hầu bàn. Cuối tuần bao giờ cũng nhộn nhịp nhưng em sung sướng vì kinh doanh tiến triển tốt. Mọi sự bao giờ cũng chậm vào những ngày đầu tuần cho nên em có nhiều thời gian để học. Em thường đem laptop vào một góc tiệm ăn để làm bài tập về nhà. Vào mùa hè, tiệm ăn bao giờ cũng nhộn nhịp, chúng em làm việc từ sáng sớm tới muộn trong đêm. Bố mẹ em phải thuê thêm người phụ, phần lớn là sinh viên địa phương để kiếm tiền thêm.
Khi em rời nhà tới Carnegie Mellon, em thường tự hỏi liệu em có nên là kĩ sư phần mềm không hay làm nghề nhà hàng của em. Qua thời gian khi em ở đại học, em thường trở về nhà để giúp tiệm ăn. Bây giờ nhìn lại hai năm đó với cảm khái và nhận ra rằng đó là bài học lớn về quản lí doanh nghiệp. Em vẽ ra đường song song trực tiếp giữa kinh doanh nhà hàng với kinh doanh phần mềm. Em có thể nói rằng mọi thứ em làm, em đã học được từ bố mẹ em.
Sau khi tốt nghiệp, em làm việc như người phát triển phần mềm ở Boston trong năm năm. Em đã học đủ để bắt đầu công ty riêng của em trong việc cung cấp hồ sơ lương bổng và dịch vụ kế toán cho các công ty nhỏ. Đây là “cơ hội đặc biệt” mà phần lớn mọi người không chú ý. Các công ty lớn với hàng nghìn người có thể đảm đương được việc có bộ phận kế toán riêng của họ nhưng các công ty nhỏ với năm tới hai mươi nhân viên không thể đảm đương được điều đó cho nên người chủ phải giải quyết mọi chuyện giấy tờ về hồ sơ lương và kế toán. Đây là chỗ em thấy dễ dàng hơn cho họ làm điều đó bằng việc dùng sản phẩm phần mềm của em. Vài năm sau, em đã mở rộng kinh doanh của em sang dịch vụ web, cung cấp website cho những công ty này vì bây giờ nhiều người tìm thông tin trên internet.
Em đã học được "cơ hội đặc biệt" này từ bố mẹ em. Phần lớn mọi người đều chọn mở nhà hàng ở trung tâm thành phố nơi có nhiều người nhưng cũng có nhiều nhà hàng cạnh tranh. Bố mẹ em đã chọn một vị trí ở khu vực xa, gần công viên nơi không có nhà hàng gần đó. Những người tới thăm công viên sẽ đi qua nhà hàng của chúng em cho tiện, vì không có chọn lựa khác trừ phi họ muốn lái xe thêm nửa giờ nữa để quay lại thành phố. Sau vài giờ đi bộ trong công viên và tận hưởng tự nhiên, phần lớn mọi người đều đói cho nên họ không muốn đi xa. Đó là cơ hội đặc biệt của bố mẹ em. Phần lớn các công ty phần mềm sẽ tạo ra sản phẩm cho các công ty cỡ trung bình hay lớn nhưng có nhiều sản phẩm cạnh tranh. Em quyết định xây dựng phần mềm "chuyên biệt hoá" cho các công ty nhỏ nơi không ai để ý. Vì mọi người chủ doanh nghiệp nhỏ đều có cách riêng của họ để làm mọi sự, em đã chuyên biệt hoá phần mềm để đáp ứng nhu cầu của họ. Một khi họ đã dùng phần mềm của em, họ không mua nó từ ai đó khác. Đó là cơ hội đặc biệt của em.
Bao giờ cũng có cạnh tranh trong các nhà hàng về khách hàng. Để duy trì ưu thế cạnh tranh, bố mẹ em thường đổi mục menu tương ứng theo mùa và sự sẵn có hàng. Vào mùa hè khi đánh cá được nhiều, chúng em thêm món cá và tôm. Vào mùa đông, do thời tiết lạnh, không có mấy cá nên chúng em đổi menu để thêm nhiều món bò và lợn. Cùng điều này xảy ra trong công nghiệp phần mềm vì cạnh tranh dữ dội hơn do thay đổi công nghệ. Là người chủ công ti, em cũng phải điều chỉnh kinh doanh của em theo nhu cầu thị trường. Khi em bắt đầu, phần lớn mọi người thường dùng sổ cái cho hồ sơ lương và kế toán nơi mọi mục đều phải viết bằng tay. Em tự động hoá việc đó bằng việc dùng trang tính Microsoft Excel và xây dựng ứng dụng chuyên biệt hoá cho PC của họ cho nên họ có thể vào dữ liệu từ bàn phím. Khi việc dùng internet phát triển, em mở rộng kinh doanh của em sang tạo website cho các công ty nhỏ này. Vì họ biết rõ em, họ tin cậy em xây dựng website cho họ.
Là người chủ nhà hàng nhỏ, bố mẹ em không chỉ theo dõi số lượng khách hàng mà còn biết cả họ là ai và họ thích gì. Vì chúng em sống ở một thị trấn nhỏ, khách hàng thường xuyên nhất là người địa phương, điều này không khó. Bố em bao giờ cũng nói với họ về thời tiết, sự kiện thể thao, cái gì đang xảy ra trong thế giới bên ngoài mà bố em xem trên TV. Là người chủ doanh nghiệp, em cũng giữ dấu vết khách hàng của em và thường gặp họ để hiểu nhu cầu của họ. Em bao giờ cũng khuyên họ về cách cải tiến doanh nghiệp của họ bằng việc dùng công nghệ. Trong trường hợp này, kĩ năng mềm như trao đổi, lắng nghe, thương lượng là bản chất. Nếu bố em biết cách nói với khách hàng, em cũng làm vậy. Em đã học được rằng mối quan hệ khách hàng là điều quan trọng nhất trong bất kì kinh doanh nào.
Là người chủ nhà hàng nhỏ, bố mẹ em phải làm kinh doanh với người đánh cá, người nhà hàng thịt, nông dân về sản phẩm của họ. Bố em bao giờ cũng chắc chắn rằng chúng em có cá tươi nhất, thịt ngon nhất và rau tươi nhất cho nên chúng em có thể có các menu độc đáo. Để làm điều đó, bố em phải xây dựng mối quan hệ tốt với những người này và thường cung cấp cho họ bữa tối miễn phí khi họ tới. Em cũng phải xây dựng mối quan hệ tốt với người chủ các công ty nhỏ. Em phải chắc rằng họ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà công ty của em cung cấp. Em cung cấp việc tư vấn miễn phí cho ho về cách quảng cáo doanh nghiệp của họ và cách phát triển kinh doanh của họ lớn hơn. Tất cả những điều này đã giúp cho họ hiểu biết nhiều hơn về thị trường và điều em đang làm và cách em có thể giúp được họ. Khi khách hàng tới, bố em không chỉ đưa cho họ menu và đợi họ gọi món mà còn nói với họ về món đặc biệt hôm nay như món tôm mới hay cá tươi vừa tới từ thuyền đánh cá. Em cũng học cách để khách hàng biết rằng bên cạnh sản phẩm hồ sơ lương, kế toán, em cũng xây dựng website, quảng cáo trên internet và đưa website của họ lên để có được nhiều người tới đó.
Em đã học mọi thứ từ bố mẹ em rằng thành công doanh nghiệp tối thượng là làm cho khách hàng của mình hài lòng. Bố mẹ em bao giờ cũng muốn khách hàng ra về với nụ cười vì họ biết khách hàng sẽ quay lại. Bài học đó cũng áp dụng cho doanh nghiệp phần mềm của em. Ngày nay, nhiều người phần mềm học về công nghệ nhưng không học về mối quan hệ. Cho dù họ xây dựng sản phẩm phức tạp nhưng vẫn không làm tốt trong thị trường vì họ không hiểu thoả mãn của khách hàng là mọi thứ. Khách hàng có chọn lựa người nào họ muốn làm kinh doanh cùng. Đó là lí do tại sao công ty nhỏ của em đang làm rất tốt và cứ phát triển khi nhiều công ty lớn hơn không làm được.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com