Động viên sinh viên đọc

Động viên sinh viên đọc

Một thầy giáo nói với tôi: “Sinh viên của tôi rất thụ động; họ chỉ làm điều tôi yêu cầu họ. Tôi đã cho họ nhiều tài liệu phụ thêm để học nhưng ít người hoàn thành vì họ chỉ đọc điều được yêu cầu. Nhiều người chỉ làm đủ để qua bài kiểm tra rồi chuyển sang lớp tiếp và cuối cùng tốt nghiệp có bằng cấp. Làm sao tôi thay đổi được thói quen học tập cũ này và làm sao làm cho họ học nhiều hơn?"

Tôi giải thích: “Ngay cả với bài giảng hay nhất và tài liệu đọc tốt nhất cũng sẽ không làm cho sinh viên muốn học nhiều hơn nếu họ không được động viên. Chìa khoá trong dạy hiệu quả là về động viên cho nên cách tốt nhất là đưa nhiều nỗ lực vào động viên sinh viên học thay vì chỉ hội tụ vào bài giảng và bài phân công cho đọc. Vì các sinh viên khác nhau được động viên khác nhau, sẽ mất thời gian để làm cho cả lớp được động viên về học tập.

Điều đầu tiên là xác định mục đích của môn học cho sinh viên bằng việc giải thích cho họ điều họ sẽ học từ lớp. Nói cho họ về họ sẽ học kĩ năng nào và cách những kĩ năng đó sẽ được dùng khi họ đi làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên cần biết cái gì được mong đợi ở họ cả ở trường và về sau trong cuộc sống để cho họ vẫn còn được động viên. Vào ngày đầu tiên của lớp, điều quan trọng là giải thích mục tiêu môn học, các qui tắc, và mong đợi của bạn cho sinh viên để cho không có lẫn lộn về mục đích mà sinh viên phải làm việc hướng tới.

Nếu sinh viên không thấy lớp thú vị, họ sẽ không dành thời gian để học tài liệu. Để tạo ra sự quan tâm, lớp phải bắt đầu với việc thầy giáo chia sẻ niềm đam mê của mình về chủ đề. Tôi thường bắt đầu với một câu chuyện ngắn để chia sẻ cho sinh viên về cách tôi đã trở nên quan tâm tới lĩnh vực này, lớp này có nghĩa gì với tôi, và làm sao nó có quan hệ tới mục đích giáo dục tổng thể. Sau đó tôi yêu cầu từng sinh viên cho một phát biểu tóm tắt về tại sao họ học lớp này cũng như mong đợi của họ và điều họ muốn học từ môn học này. Điều này cung cấp nhiều thông tin về sinh viên và chỉ ra sinh viên nào có thể được yêu cầu chia sẻ, hay giải thích cái gì đó trong lớp. Cách tốt nhất để làm cho sinh viên được động viên là chia sẻ nhiệt tình của bạn. Khi bạn hào hứng với việc dạy, họ sẽ hào hứng hơn nhiều với việc học.

Một số thầy giáo thích cảnh báo cho sinh viên về hậu quả của hành động của họ trong lớp. Tất nhiên, sinh viên biết rằng họ phải học nếu không họ sẽ trượt nhưng tôi thường tránh việc cảnh báo hay đe doạ. Tôi thích tạo ra môi trường hỗ trợ bằng việc khẳng định niềm tin của tôi vào khả năng học của sinh viên. Tôi thường nói: “Thầy chắc tất cả các em đều có thể học tốt môn này, các em là những học sinh thông minh cho nên để thời gian của các em vào học thì các em sẽ học tốt.” Sinh viên sẽ được động viên để học nhiều nếu họ biết họ có thể học tốt thay vì không thể học được.

Lớp học truyền thống yêu cầu sinh viên ngồi yên tĩnh tại bàn mọi lúc để nghe thầy giáo. Nó có thể làm cho lớp học dường như chán và cứng nhắc. Để giữ mối quan tâm của sinh viên vào chủ đề học, tôi thường thay đổi bầu không khí bằng việc mời diễn giả công nghiệp tới và cho sinh viên lời khuyên, hay đề nghị người đã tốt nghiệp bây giờ đang làm việc trong công nghiệp tới chia sẻ kinh nghiệm của họ với sinh viên hiện thời. Khi tôi nhận được emails từ các cựu sinh viên, tôi gửi chúng cho cả lớp và dành thời gian thảo luận về kinh nghiệm này. Các diễn giả khác nhau và việc chia sẻ kinh nghiệm thường giúp cho sinh viên duy trì được động viên.

Vì không phải mọi sinh viên sẽ đáp ứng với bài giảng theo cùng cách, tôi thường đòi hỏi sinh viên đem những bài báo kĩ thuật thú vị nào đó mà họ đã đọc tới lớp để thảo luận. Sinh viên thích học từ những ví dụ này và điều đó khuyến khích họ đọc các bài báo phụ thêm. Bằng việc để họ đem các bài báo phụ thêm tới lớp và trình bày cho lớp, điều đó động viên họ đọc nhiều hơn và cải tiến kĩ năng trình bày của họ. Bằng việc để cho họ trình bày trong lớp điều đó cho họ cảm giác về hoàn thành và động viên những người khác. Phần lớn sinh viên đều thấy những "bài giảng của sinh viên" này như một đặc quyền thay vì gánh nặng và thường làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng họ đáp ứng được mong đợi. Bằng việc để cho họ lần lượt trình bày trong lớp, họ cảm thấy quan trọng và động viên học nhiều hơn.

Ngược với một số niềm tin, ganh đua trong lớp không phải là điều xấu. Nó thường động viên sinh viên cố gắng chăm chỉ hơn và làm việc thật xuất sắc. Tôi thích phân công công việc tổ để thúc đẩy tinh thần ganh đua trong lớp. Tương tác có thể làm cho họ hào hứng về các thứ trong lớp và sinh viên có thể động viên nhau để đạt tới mục đích. Tất nhiên tôi phải đảm bảo rằng các nhóm là cân bằng vì một số sinh viên không thực sự làm nhiều công việc hơn người khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem