Đổi phương hướng nghề nghiệp
Ngày nay có nhiều việc làm sẵn có nhưng không có đủ công nhân để lấp vào chỗ đó. Đồng thời có nhiều công nhân không thể tìm được việc làm vì điều các công ty cần không phải là điều họ có thể làm. Không có gì thất vọng hơn cho sinh viên những người hoàn thành đại học mà không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên đây không phải là lúc để người tốt nghiệp cảm thấy thất vọng hay oán trách cái gì, họ phải hội tụ vào cách thu lấy kĩ năng cần thiết để có được việc làm sẵn có.
Người tốt nghiệp thất nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường để hình dung ra kiểu việc nào mà các công ty địa phương cần để lấp vào và việc làm này sẵn có trong khu vực của bạn. Có thể là bạn tìm được việc làm mà bạn chưa bao giờ biết tới. Bạn không nên sợ thám hiểm các khu vực công việc mà bạn chưa bao giờ xem xét tới trước đây. Trong suy thoái kinh tế này, nơi thất nghiệp là cao, người tốt nghiệp nên kiểm với đại học về các lớp mà có thể dạy cho bạn kĩ năng mới điều cho phép bạn chuyển sang việc mới. Điều quan trọng là dành một số thời gian để làm nghiên cứu đủ trong lĩnh vực bạn dự định chuyển qua vì bạn phải biết cái gì đó về nó trước khi quyết định chuyển vào nó. Bạn cần hiểu lĩnh vực mới để cho bạn có thể giải thích nó về chi tiết khi được hỏi. Người quản lí thuê người sẽ bị ấn tượng nếu bạn có thể giải thích mọi chi tiết có liên quan tới việc mới và đó là một chỉ dẫn rõ ràng về tính sẵn sàng của bạn để đi lên trước.
Khi nghiên cứu thị trường bạn cần nhìn lại xu hướng công nghiệp để xác định nghề nào có tương lai tốt hơn và phương hướng thị trường là gì. Trong thời đại thông tin này, có nhiều việc làm là mấu chốt cho mọi nước và gần như mọi ngành công nghiệp và lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng bởi những khám phá và phát kiến của cái gọi là STEM (khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học). Những lĩnh vực này đang dẫn lái nền kinh tế và xác định lại cuộc sống hiện đại sẽ giống cái gì. Dù bạn là sinh viên năm thứ nhất hay người tốt nghiệp đang tìm cách đổi nghề, bạn có thể cần học về các nghề STEM và lí do tại sao những nghề này đang hướng dẫn các ngành công nghiệo xuyên qua biên giới các quốc gia và thế giới. Theo khảo cứu công ngiệp, những việc làm STEM này có tăng trưởng nhanh nhất và có thiếu hụt người tới năm 2025. Trong số này những việc làm tốt nhất là trong công nghệ sinh học (nhà khoa học, kĩ sư) y tế (bác sĩ và y tá), công nghệ thông tin (người phát triển phần mềm, kĩ sư hệ thống, người quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng); nhà hoá sinh và nhà sinh học vật lí.
Người tốt nghiệp thất nghiệp phải giám sát thị trường để tìm ra việc làm mà có thể dùng các kĩ năng họ đã có và với đào tạo thêm sẽ cho phép họ có đủ tư cách cho các việc này. Chẳng hạn sinh viên kinh doanh có thể học vài lớp lập trình và xin việc làm trong công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Bằng việc tổ hợp tri thức doanh nghiệp với kĩ năng kĩ thuật sẽ cho họ cơ hội tốt hơn để có được việc làm. Ngày nay có số lớn những người tốt nghiệp kinh doanh trở lại trường để học lập trình và kiếm được bằng hai trong quản lí hệ thông tin (ISM) điều cho họ đủ tư cách vào vị trí quản lí dự án, quản lí dịch vụ, quản trị tính toán mây, v.v.
Bạn có thể mất thời gian để kiếm việc làm nhưng điều quan trọng là bạn vẫn còn kiên nhẫn và không mất hi vọng. Tại điểm nào đó trong khi bạn đang tìm việc làm mới, bạn có thể cảm thấy chán nản và thậm chí muốn bỏ cuộc. Tất cả những xúc động này là bình thường và bạn phải chấp nhận điều này như một phần của quá trình thay đổi nghề nghiệp. Bạn phải nhớ đinh ninh rằng kiên nhẫn là một trong những chìa khoá cho đổi nghề thành công. Xây dựng nghề mới là không dễ. Nó cần thời gian và kiên nhẫn nhưng có những việc làm sẵn có và các công ty quả thực cần công nhân có kĩ năng lấp vào đó. Nếu bạn sẵn lòng học kĩ năng mới và để đầu óc cởi mở bạn có thể chuẩn bị cho tương lai mới hôm nay. Đây không phải là lúc để thất vọng, đây không phải là lúc để nhìn lại mà đi lên và tái đầu tư nỗ lực của bạn để làm ra những kĩ năng và mới và công việc tri thức cho bạn. Đây là thời gian thách thức vì nó kiểm tra quyết tâm của bạn và chỉ người mạnh mẽ mới có khả năng vượt qua những chướng ngại này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com